Tuesday, December 30, 2008

Entry for December 30, 2008

Tiết trời Sài gòn lạ quá! Cuối tháng 12 mà tưởng như đang ở tháng 10, những cơn mưa và không gian thoảng mùi hương hoa và ẩm ướt. Đâu đó trong không gian là mùi hoa sữa thơm nồng, hương hoa bay thật xa...

Cách đây 16 năm, mình còn nhớ đã đi tìm cây hoa sữa giữa thành phố này bằng một bài báo cũ. Một câu chuyện của một ai đó hoài nhớ về Hà Nội bất chợt tìm thấy thoáng heo may giữa thành phố phương nam và mùi hương hoa sữa. Để chắc rằng câu chuyện không hư cấu, mình đã tìm đến ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai và Nam kỳ khởi nghĩa, đúng như câu chuyện đã nói. Và mình đã thấy cây hoa sữa ấy, không có hoa nhưng có những chùm quả xanh thuôn dài, lác đác trong vòm lá. Lúc ấy Sài gòn hiếm hoi hoa sữa và thời tiết dường như cũng không mấy thích hợp hay có lẽ những cây hoa sữa chưa đủ tuổi để trổ bông nên ít khi thấy mùi hoa sữa. Hoặc cũng có thể mình đã không gặp đúng dịp đi ngang những góc đường ấy vào ngày hoa sữa trổ bông. Mình cũng tình cờ thấy thêm nhiều cây hoa sữa nữa: 2 cây ở ngay cổng Thảo Cầm Viên, 1 cây trong Đại sứ quán Pháp, 2 cây trong dinh độc lập, 2 cây trên đường Phan Đăng Lưu - Hoàng Văn Thụ. Sau này đến thời Làn Sóng Xanh thì hoa sữa được trồng nhiều hơn nữa nhờ những bài hát về Hà Nội. Người ta nghĩ về hoa sữa như một loài hoa lãng mạn, ngọt ngào, thi vị.

Mười ba năm trước, vào dịp Noel, đi ngang qua những cây hoa sữa ấy, mình thấy chúng tịt mít, chỉ toàn lá xanh. Không ngờ những năm gần đây nó lại nở hoa đều đặn thế. Mấy đứa bạn Sài gòn chả bao giờ biết đến hoa sữa khi nghe mình bảo mùi hoa sữa đấy thì đều nhăn mặt bảo hắc quá, nhức đầu. Chúng nó đã tưởng tượng về hoa sữa thật khác. Dù gì thì hoa sữa cũng là một loài hoa kỳ lạ, mùi của nó đúng là hắc, nhưng có lẽ nhờ vậy mà ấn tượng và khó quên. Hương của nó bay thật xa, có khi đi ngang nhà thờ Đức Bà mà nghe nồng nàn trong gió rồi lẩn quất sang suốt đường Lê Duẩn, cái mùi hương "chợt hiện, chợt tan"

Mình thích được ngắm những cây hoa sữa mùa đông, những chùm quả bắt đầu vàng khô lại trong cái hanh hao, nhìn cây hoa sữa như mong manh hơn bởi những chùm quả bay bay trong gió, rồi có khi bung ra những hạt nhỏ có gắn chùm lông tơ bay bay nhè nhẹ. Cảnh này mình chỉ bắt gặp có một lần ở Hà Nội, ở góc đường Trần Hưng Đạo thì phải, gần cung văn hóa việt xô. Đúng là có những khoảnh khắc có khi ta chỉ gặp một lần trong đời mà thôi...

Wednesday, December 10, 2008

Entry for December 10, 2008

"Chế độ Toàn Trị có thể xem là chế độ Độc Tài mà đã tiến thêm một bước dài trên con đường độc tài. Thay vì đóng cửa, xoá bỏ những tổ chức xã hội dân sự (như một số chế độ độc tài quân sự đã làm), chế độ Toàn Trị thay thế chúng bằng các tổ chức xã hội dân sự giả hiệu có vẻ giống như trong các chế độ tự do dân chủ, nhằm ngăn cản bất cứ một hành động độc lập nào ngoài vòng kiểm soát của họ xảy ra trong xã hội. Chính vì thế chế độ Toàn Trị còn tồi tệ và độc tài hơn rất nhiều so với những chế độ độc tài thông thường. Không giống như những chế độ độc tài thông thường, chế độ Toàn Trị luôn kiểm soát mọi mặt của cuộc sống trong xã hội. Nó không những buộc con người trong chế độ phải sống như những nô lệ (của nhà nước Toàn Trị) mà còn buộc họ phải sống thường xuyên trong những sự giả dối. Trên hết nó làm cho toàn xã hội băng hoại đến mức độ việc quay trở lại với tự do và dân chủ là gần như không thể."

Trích tác phẩm "Chủ nghĩa toàn trị giữa ngã ba đường"

Monday, December 8, 2008

Entry for December 08, 2008

Hà Nội mùa này ra sao nhỉ?
Có lẽ mùa này sáng sớm trời sẽ đầy sương, trưa nắng hanh và chiều tối đang se lạnh. Nhớ những năm nào đi học, những ngày trực nhật phải đi sớm, bước ra khỏi nhà chỉ thấy mờ sương huyền ảo. Thế mà đến trưa nắng lại bùng lên làm đổ mồ hôi cả bọn trẻ con "hiền ngoan" như bọn mình. Và chiều đến mình nghĩ, Hà Nội cũng có một ngày nhiều mùa đấy chứ!

Mình chưa bao giờ là một người Hà Nội dù sinh ra ở Hà Nội, vì người Hà Nội vốn rất hay tự hào về cái gốc gác Hà Nội của họ, mà mình thì cả bố và mẹ đều không phải người Hà Nội. Những năm đầu đời, mình đã sống ở đây. Thoạt đầu khi chuyển vào Sài gòn, mình thường mang tâm trạng của một người Hà Nội đi xa. Mỗi lần quay trở lại Hà Nội mình đều có cảm giác quay trở lại nhà cũ, vẫn còn chút gì quen thuộc. Lâu dần mình trở thành người lạ. Mọi thứ, ngõ cũ, nhà cũ thay đổi, cả con người cũng khác. Cái khác ấy đến thật lâu sau mình mới mơ hồ cảm thấy, có gì đó rất khác trong kiểu bạn bè của miềnNam và miền Bắc. Những người mình biết ở nơi này càng ngày càng ít đi. Người lớn thì già rồi ra đi, người nhỏ thì lớn nhanh và thay đổi kinh khủng, chỉ còn vài bạn cũ, rất ít người vẫn như xưa hay ít ra là như trong tưởng tượng của mình. Mình cũng đã ít nhiều khác ngày xưa.

Mình vẫn dành cho nơi này một tình cảm đặc biệt. Vẫn cảm thấy cái bồi hồi của người quay trở lại chốn xưa, cố tìm một chút gì quen thuộc từ những thứ đang hằng đổi mới. Nhưng mình biết Hà Nội không bao giờ là một nơi để quay về nữa, nó chỉ là một điểm đến, một nơi chốn nào ta ghé qua. Cảm giác này đến lần đầu tiên cách đây 2 năm. Không nhớ rõ nữa. Có thể nó đã đến vào lúc mình từ chối bạn bè ở lại thêm một ngày hay trong đêm chia tay ở sân ga, ngồi với nhau trước khi chuyến tàu đêm chuyển bánh bỗng nhớ lại những chuyến ra đi của mình từ sân ga này, mỗi lần sự biến chuyển của cảm xúc lại khác. Hay nó đến khi tàu rời sân ga, đi ngang qua những đường phố của Hà Nội, nhìn lại thành phố trong ánh đèn đường vàng hững hờ, những đường phố ta đã bao lần đi qua, này Khâm Thiên, công viên Lê Nin, Bạch Mai, chợ Vọng... Ngó Hà Nội rời xa và nghe trong lòng bình thản, ta đã mong trở về một nơi khác.

Tự nhiên lại nhớ đến bài Sapa thành phố trong sương - Chả ăn nhập gì hết!

Monday, December 1, 2008

Entry for December 01, 2008


Ôi Giáng Sinh! Giáng sinh Sài gòn bao giờ cũng làm lòng mình man mác một nỗi niềm không đâu. Tiết trời lành lạnh, màu xanh lá, màu đỏ ở khắp nơi và những bài hát Giáng sinh tưng bừng rộn rã. Mấy đứa bạn mình dù có đạo hay không có đạo thế nào cũng đi tìm mua những đĩa nhạc Giáng sinh về nghe, thậm chí đến bây giờ vẫn thế. Chỉ thói quen tặng thiệp hồi nhỏ là không còn nữa. Đâu đó trong hộc tủ của mình vẫn còn những tấm thiệp Giáng sinh ngày xưa với những lời chúc tinh nghịch của tuổi học trò.

Nhớ tụi nó và mình hôm qua quá. Giáng sinh là đi bộ thỏa thuê, là đứng mỏi chân nhìn những tháp chuông nhà thờ trên nền trời thăm thẳm. Sao mình có cảm giác Giáng sinh thường hay có trăng, một mảnh trăng lưỡi liềm mỏng manh hay cũng có khi trăng gần tròn mờ mờ trong mây. Giáng sinh ở Sài gòn thì đông nhưng những vùng ven lại tĩnh lặng và yên bình lắm. Nếu đi trong những hẻm nhỏ xóm đạo thì đèn nhấp nháy treo thành những con đường đầy ánh sáng và hang đá ở khắp nơi. Cảm giác về Giáng sinh của một kẻ ngoại đạo như mình là sự yên bình của đêm Thánh len lỏi khắp không gian, những bản thánh ca dịu dàng dịu dàng...

Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời, nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng, nghe trên không trung tiếng hát vang lừng vang lừng, đàn hát réo rắt réo rắt, xướng ca dư âm vang xa, đây Chúa giáng sinh vì ta. Người hỡi hãy bước bước tới, đến đây trong hang Belem Ôi Chúa giáng sinh khó khăn thấp hèn...

Bọn mình đã ngân nga trong một đêm Giáng sinh nào cùng nhau những bài ca như thế ...

Saturday, November 29, 2008

Có nhiều lúc mình thấy lạ vì cái trí nhớ của mình, tại sao có những thứ mình lại nhớ lâu đến thế. Đến nỗi đôi khi mình nghi ngờ không biết có phải là trí nhớ hay là có cả trí tưởng tượng của mình trong đó nữa. Mình còn nhớ rất rõ những khoảnh khắc, những cảm giác từ hồi còn đi học mẫu giáo. Mà có khi chẳng phải là những sự kiện gì nổi bật cả chỉ là những khoảnh khắc hay những cảm giác thật bình thường. Có điều bây giờ khi nhớ lại, mình ngạc nhiên về những suy nghĩ và cảm giác của mình lúc đó, và thường là mình cảm thấy thật nhẹ nhàng khi nhớ lại tất cả dù là chuyện vui hay buồn. Có lúc cứ muốn viết ra vì sợ một ngày nào đó những nơ ron thần kinh của mình sẽ chết dần chết mòn và rồi không thể nào nhớ nữa, nhưng lại chẳng biết bắt đầu từ đâu.

Có lúc mình nhớ lại cái mùi cơm khê trong nhà trẻ, và nhớ những buổi trưa nào đó mình đứng một mình ôm bát cơm vì ăn sau cả lớp, mình cứ ngậm cơm thôi không chịu nuốt, thế là các cô phạt bắt đứng một mình bên cây cột đầu hè. Những buổi trưa nằm chờ hy vọng anh mình tới đón về sớm, nhắm mắt và khóc thầm tủi thân khi anh mình không đến. Nhớ những buổi sáng mẹ chở đi học cứ khóc nhè đòi mua bánh rán. Nhớ sân lớp mình có hoa bìm bìm to lắm, lá hình tim và những bông hoa trắng thật to mà mình và các bạn hay hái chơi khi tập thể dục. Hồi đấy bọn mình hay mong chờ những chiếc máy bay bay ngang qua. Giờ phút này đây khi mình nhớ lại, thì bao nhiêu hình ảnh lại hiện ra, cứ cái này liên tưởng đến cái kia. Có điều mình không nhớ nhiều về bạn bè, chỉ nhớ vài đứa như cái Mai, cái Thảo, cái Linh, cái Hòa trọc vì mấy đứa này ở gần nhà, sau này lại học chung.

Cái ngõ trường mẫu giáo mình đấy, sau này lúc lên cấp 2, mỗi lần đi học qua mình lại cứ ngó vào không biết có phải nó hay không, không lần nào mình vào đấy cả, chỉ ngó ngó nghiêng nghiêng và tìm lại chút dấu ấn quen thuộc nào mà thôi.

Năm ấy bọn bạn ở gần nhà đều vào lớp một . Mình chơi với chị Hoài Nam hơn mình mấy tuổi cứ đi theo chị ý ra trường cấp 1. Mình đứng ở ngoài cửa lớp một, thấy cái Hoa đang học trong lớp về nhà bảo mẹ, con ứ đi học mẫu giáo nữa đâu, con đi học với cái Hoa. Không biết thế nào mẹ lại xin cô Mai cho mình vào học. Nhà cô Mai ở trong làng Mai Động, làm đậu phụ, bây giờ trông cô thế nào mình chịu không nhớ nổi. Cô Mai cho mình vào ngồi trong lớp, nhưng mình vẫn chưa chịu học, ngày nào cũng xách cái túi lưới đựng bỏng ngô, nay quên vở mai quên bút nhưng vẫn đi lớp đều đặn lắm...

Monday, November 17, 2008

Entry for November 17, 2008

Bâng Quơ
Phú Quang

Đôi khi ta nhớ một thoáng heo may
Đôi khi ta nhớ một sớm sương bay
Con đường mùa đông hàng cây lá đổ
Đôi khi ta thèm lang thang như gió
Đôi chân vô định về miền hư vô
Đôi khi em bỗng về giữa cơn mơ
Đôi khi ta hát lời hát nghêu ngao
Thương một vì sao giờ xa quá rồi
Đôi khi ta thèm nghe lời em nói
Dẫu biết bây giờ chỉ là xa xôi

Đôi khi mưa về ta thương em rừng xưa rũ lá
Đôi khi mưa về ta thương ta ngu ngơ bài ca
Đôi khi đêm dài ta thương con đường xưa xa vắng
Riêng em đi về đôi chân bơ vơ trong chiều phai
Đôi khi cuộc tình ngỡ đã nhạt nhòa
Bỗng chợt về với xót xa

Nghe Phú Quang
Nghe Lê Dung

Monday, November 10, 2008

Entry for November 10, 2008

Nhớ ngày xưa, hồi mình mới vào Sài Gòn, lúc ấy là vào mùa mưa. Mẹ bảo, khi bắt đầu mùa mưa thì hay mưa vào buổi sáng, rồi chuyển sang trưa, rồi chiều, đến khi lại mưa vào buổi sáng thì đã gần hết mùa mưa. Chỉ là nhận xét của mẹ thôi, vì mẹ cũng có phải người Sài gòn đâu, nhưng mẹ mình hay thế thật, mà mình thì cũng thích nghe những điều kiểu như thế! Mình theo dõi vài mùa thì có cảm giác hình như cũng đúng đúng. Ở mãi đất này lại chả còn thấy đúng nữa, kiểu như là:

"Đứng một ngày đất lạ thành quen

Đứng một đời em quen thành lạ"

Mọi thứ đều thay đổi cả. Ngày xưa mưa ở Sài gòn thường mưa rất nhanh, mưa thôi rồi trời lại trong trẻo lạ thường. Bây giờ thì khác cũng có những ngày mưa dầm dề lê thê. Bọn bạn mình bảo, càng ngày càng nhiều người Bắc vào đây thành ra thời tiết cũng bị lây thời tiết ngoài đó rùi. Rồi những mùa Noel lạnh buốt, cả những bão tố cũng qua đây...

Bỗng dưng nhớ lại những hình ảnh Sài gòn lần đầu tiên gặp gỡ trong cái nhìn của một cô bé mười hai tuổi, cái gì cũng thấy lạ: những đường phố lạ, chiếc xích lô nhỏ và cao ngất, tô phở có giá sống với những cọng phở vuông, tô bún bò có nước màu và cọng bún bự thiệt bự. Lúc đấy mình thấy Sài gòn có mùi rất lạ, thỉnh thoảng bây giờ mình cũng gặp lại cái mùi ấy, giống như mùi đường đỏ hay đường thốt nốt nhà ai đun bị hơi khét khét, mà hồi đấy sao gặp nhiều và bị ấn tượng thế. Nhớ lần đầu tiên đi chợ là chợ Tân Định, lần ấy mình gặp một đám tang của người công giáo, mình cũng thấy lạ, khác hẳn với những đám tang ở ngoài Bắc. Trên phố Sài gòn lúc đó có rất nhiều xe bán nước sâm, bông cúc, nước đắng, sinh tố... xe nào cũng có vẽ hình một cô gái có miếng sầu riêng bên cạnh, tất cả đều giống nhau. Các xe bánh mì cũng vậy đều vẽ hình giống nhau hết... Chiều nay, trong cái nhớ Sài gòn xưa, mình chợt nhận ra những hình ảnh ngày xưa dường như không còn nữa. Ngày xưa mỗi lần đi đâu về đến Sài gòn bằng tàu hỏa, từ ga chạy ra mình lại có cái cảm giác gặp lại Sài gòn lần đầu tiên khi đi ngang đường Nguyễn Thông rồi Điện Biên Phủ xuôi về Pasteur rồi về Hàng Xanh, nhất là vào buổi sáng sớm, khi đường phố Sài gòn còn vắng bóng người. Bây giờ thì đi máy bay, cảm giác đó hình như cũng biến mất.

Cái dòng nỗi nhớ, nhớ thứ này bỗng lan man sang bao nhiêu thứ khác...

Qua phố

Sàigòn còn lá me không

Để ta chậm lại những vòng bánh xe


Gỡ từng mắt lá tròn xoe

Có em mắt biếc tay che miệng cười


Chuyến phà chuyển bến sông vui

Lục bình vẫn dập dình trôi theo dòng


Sàigòn ngắn ngủi mùa đông

Cuối năm se lạnh má hồng phương Nam


Nỗi buồn chưa tụ đã tan

Áo em lụa mỏng bàng hoàng tháng giêng


Rộn ràng thành phố không đêm

Giữ dùm ô cửa sáng đèn riêng ta


Sàigòn vẫn nắng và hoa

Một người qua phố đã già hơn xưa ...

(trích từ tập hát thơ - Thanh Nguyên)

Saturday, November 8, 2008

Blog

Rồi tôi không nhớ nổi tôi đã gặp blog của người này hay người khác trong dịp nào nữa. Tôi có rất ít bạn trên thế giới ảo này, không phải vì không tin tưởng, chỉ đơn giản là tôi thấy khó. Có lẽ tôi bằng lòng với việc làm một outsider lặng lẽ và hy vọng rằng mình không vô tình. Tôi chưa từng nghĩ người ta có thể tâm sự nhiều điều như thế trong thế giới ảo này, thì ra con người có một nhu cầu được chia sẻ hay thể hiện mình lớn hơn tôi tưởng rất nhiều. Có lẽ điều đó làm cho tôi cảm thấy mình cũng muốn viết một điều gì đó cho mình và có thể biết đâu là một outsider nào đó cũng như tôi vô tình đọc được.

Cuộc sống của những người khác, đó là một thế giới khác với thế giới mà tôi đang sống dù đôi khi rất giống. Có lẽ gặp lại mình ở một đoạn đời nào đó đã qua hay có khi là sắp tới, đôi khi là những bài học đầy ý nghĩa. Và tôi cảm thấy cuộc sống đang trôi chảy nhờ vào dòng thời gian trong nhật ký của họ, có khi chỉ là một đoạn ngắn ngủi nào đó rồi ngưng bặt. Đôi lúc tôi muốn viết cho họ một điều gì đó, muốn biết cuộc sống của họ đã tiếp diễn ra sao, như thể họ là những người bạn gắn bó đã bao lâu. Thế rồi thường là tôi im lặng, tôi không có đủ can đảm tạo ra một sự đường đột nào đó. Tôi nghĩ mình sẽ tạo một mối liên hệ nào đó nếu có lẽ nó thực sự cần thiết cho họ hay cho tôi.

Có lần tôi gặp một blog ghi ở mục about me: dead, thấy tự nhiên bụng thót lại. Sau đó tôi không tìm được một thông tin nào xung quanh những người bạn của người này cho thấy rằng điều đó đã xảy ra. Và nghĩ vẩn vơ chuyện đó rồi sẽ xảy ra, dù ảo hay thật, những blog, hay những mảnh cuộc đời sẽ vẫn cứ nằm đâu đó trên thế giới này, sao thấy chúng bơ vơ quá.

Và thấy mình, biết nói sao nhỉ, ta biết làm gì, ta cũng chỉ là một kẻ vô tình, thế thôi!


Wednesday, November 5, 2008

Entry for November 05, 2008

Hồi chiều này đi cùng đứa bạn lên Phú Nhuận. Đi từ Hàng Xanh lên tới Phú Nhuận hơn một tiếng đồng hồ, cứ chưa kịp hớn hở mừng thoát khỏi đám kẹt xe này thì đã nhận ra mình đang chui vào một ổ bùng nhùng khác. Vừa đi vừa nói chuyện kẹt xe cho đỡ tức. Nó kể chuyện từ hồi dựng mấy cái lô cốt trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, chắc phải cả năm rồi nó không ghé được tiệm sửa xe quen chỉ vì kẹt xe. Hồi xưa tiệm có 4 thợ, ông chủ chỉ đứng điều hành, hôm rồi ghé lại thấy chỉ còn ông chủ lọ mọ một mình, hỏi thăm ra mới biết cả năm nay ế vì kẹt xe đành cho thợ nghỉ hết, làm một mình mà còn thiếu việc nhiều hôm đóng cửa nghỉ sớm cho đỡ ồn ào. Nó bảo, mày thấy chưa, người ta giàu nghèo có số, tự nhiên đang ăn nên làm ra, đùng một cái có lô cốt trước nhà thế là xong phim, lấy gì mà sống.
Mình lại nghĩ đến chuyện thân phận của con người... Chẳng có bác nào ở trên kia mảy may nghĩ về những thân phận nhỏ bé không ai biết tới, như hàng bao chính sách được sinh ra có thể làm lợi cho một số đông nào đó lại đem đến bần cùng cho kẻ khác, ví dụ như chuyện phân lũ để bảo vệ Hà Nội chẳng hạn, xét về một mặt nào đó việc phân lũ không phải là không có lý nhưng một mặt khác vẫn cứ có điều gì chua chát quá. Cho dù dân vùng bị phân lũ sẽ được di dân, được trợ cấp để khắc phục hậu quả để đảm bảo đời sống... nhưng chắc chắn mọi thứ không bao giờ hoàn hảo và người ta đành phải chấp nhận số phận của mình
Xã hội cứ luôn tồn tại những bất công và kẻ yếu đuối bị đào thải như một quy luật tất yếu. Luật pháp chỉ dành cho kẻ mạnh? Người ta cứ đấu tranh, đấu tranh để rồi lại nảy sinh những bất công khác và rồi lại đấu tranh, cái vòng xoáy ốc chẳng bao giờ ngừng lại. Vì con người quá giống nhau và cũng quá khác nhau chăng?

Sunday, November 2, 2008

Entry for November 02, 2008


Trên Blog Osin viết : “Nếu lệnh đóng cửa trường học và một số công sở được đưa ra sáng 31-10, bé Nguyễn Vân Anh và 2 học sinh Hà Nội khác đã không phải chết tức tưởi trên đường đi học, hàng trăm nghìn người khác đã không phải ngập mình trong lũ và đêm ấy nhiều người dân Hà Nội đã không phải ở trong tình thế không thể về đến nhà mình.”

Không hiểu ai được quyền công bố những lệnh này, mình thử tìm hiểu về quy trình phòng chống lụt bão của VN thì thấy sơ bộ như thế này:

Giới thiệu hệ thống phòng chống lụt bão Việt Nam, một số nét sơ lược về hệ thống

v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

Việt Nam có một thể chế, một cơ cấu về chính trị và xã hội trong vấn đề giảm nhẹ thủy tai. Những cơ cấu này đã được đúc kết qua nhiều thế kỷ khi người dân Việt Nam phát triển tiềm năng nông nghiệp trên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.1

Kể từ trận lũ lịch sử xảy ra vào năm 1971 ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, công việc quản lý các cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống thủy tai trở thành một nhiệm vụ liên tục dưới sự chỉ đạo của Cục Quản Lý Đê điều và Phòng chống Lụt Bão (DDMFC) thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn.

Cục Quản Lý Đê điều và Phòng chống Lụt Bão (DDMFC) cùng phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt Bão Trung ương trách chịu nhiệm ứng phó trong trường hợp khẩn cấp với các sự kiện thiên tai, và Uỷ Ban Quốc Gia về Thập kỷ Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai chịu trách nhiệm chuẩn bị về mặt cộng đồng và liên lạc với các tổ chức Quốc tế.

Theo Pháp lệnh phòng chống lụt bão :

Điều 20

Thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan dự báo lụt, bão; cơ quan ra quyết định, báo động lụt, bão và cơ quan ra quyết định về các biện pháp khẩn cấp chống lụt, bão được quy định như sau:

1. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn dự báo mưa, lũ, báo, áp thấp nhiệt đới và nước biển dâng trong phạm vi cả nước;

2. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương quyết định cảnh báo và biện pháp đối phó với lụt, bão trong phạm vi cả nước;

3. Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết cảnh báo và biện pháp đối phó với lụt, bão trong phạm vi quản lý của mình.

4. Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cảnh báo, báo động và và biện pháo đối phó với lụt, bão trong địa phương; đối với vùng sâu, vùng xa, trong trường hợp cần thiết Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão huyện có thể ra quyết định cảnh báo, báo động lụt, bão tại địa phương và phải báo cáo ngay với Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp trên.

Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã, phường, thị trấn và các ngành ở địa phương tổ chức thực hiện cảnh báo, báo động và quyết định biện pháp đối phó với lụt, bão trong phạm vi quản lý của mình;

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lụt, bão trong tình huống khẩn cấp.

Khi hết lụt, bão cơ quan nào ra quyết định cảnh báo, báo động lụt, bão, ra quyết định về các biện pháp đối phó với lụt, bão thì cơ quan ấy có trách nhiệm thông báo bãi bỏ quyết định của mình.

Ở Hà nội ban chỉ huy phòng chống lụt bão là Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão HN. Nhưng xem ra thì ban chỉ huy phòng chống lụt bão của Hà Nội không thấy thể hiện vai trò gì của mình trong vụ mưa lớn ở Hà Nội vừa qua, theo tin tức của báo chí thì chỉ toàn thấy sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo thành phố. Đi tìm thông tin về chi cục đê điều và phòng chống lụt bão thì thấy tin tức chả hay ho gì và một cái web đang xây dựng chưa xong

“Thu quỹ "đen" của Chi cục Đê điều-Phòng chống lụt bão

(VietNamNet) - UBND TP Hà Nội vừa quyết định tịch thu hơn 670 triệu đồng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội đã lập quỹ trái phép, sung công quỹ.

Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội là một đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Giữa năm 2006, Thanh tra TP Hà Nội đã có đợt thanh, kiểm tra tại đây và ra kết luận 1189/KL-TTTP-(P1) ngày 18/8/2006.

Qua đợt thanh tra, một quỹ trái phép với 670.987.000 đồng do Chi cục này tự lập đã bị phát hiện, sau đó được giữ trong tài khoản tạm giữ của Công an TP Hà Nội từ đó đến nay.

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Quý Đôn vừa ký ban hành Quyết định 2789/QĐ-UBND chính thức tịch thu số tiền lập quỹ trái phép này, sung công quỹ Nhà nước. Công an TP Hà Nội sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước TP và các ngành liên quan tổ chức, chuyển giao số tiền trên cho Kho bạc Nhà nước cùng các giấy tờ, tài liệu liên quan theo đúng quy định về bàn giao, tiếp nhận tài sản Nhà nước.

Được biết, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão HN đồng thời là Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP, có tư cách pháp nhân được mở tài khoản và sử dụng con dấu riêng. Chi cục này chịu trách nhiệm trước UBND TP và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về quản lý nhà nước toàn bộ hệ thống đê điều cùng công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn Hà Nội, đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương).”

Không hiểu ban phòng chống lụt bão này có người thường trực 24/24 và sẵn sàng cập nhật thông tin dự báo của khí tượng thủy văn để lên kế hoạch đề phòng cũng như kịp thời ứng phó với thời tiết không nhỉ? Hay họ còn cho rằng mưa lớn không cần phải đề phòng. Theo thông tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Bộ Tài Nguyên Môi Trường, mưa lớn là một hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm và lượng mưa từ 51-100mm đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Huống chi hệ thống thoát nước của VN vốn đã có thâm niên “chuối cả nải” rồi.

Chán có hệ thống!

Friday, October 31, 2008

Entry for November 01, 2008

Một buổi chiều sau những ngày mưa, nửa trong trẻo nửa âm u. Nằm nghe bài này và thiếp đi...

Chuyện bình thường cuối cùng
(Phú Quang)

Có những khi về qua phố,
Phố chói chang không thấy mặt trời
Có những khi về qua phố,
Phố qua đông không thấy mặt người
Chợt gặp mình cười như đã ngu ngơ.

Một sớm mai nào,
Thấy mình trong gương, tóc mờ như sương
Một sớm mai nào,
Chợt tỉnh cơn say,
Không còn bạn bè, không lời hẹn thề

Có những khi chiều nghe nhớ,
Nỗi nhớ xưa nay cũng nhạt mờ
Có những khi về trong gió,
Gió xót xa thương mối tình hờ
Chợt gặp niềm đau vẫn như đợi chờ...

Thursday, October 16, 2008

Entry for October 16, 2008

Dạo này có nhiều thứ khiến mình cứ nghĩ ngợi về thân phận của con người, nhỏ nhoi và mong manh quá. Thấy mình sao khác trước quá đỗi, bây giờ nghĩ về những lý tưởng xa xôi nào đó, cảm thấy mọi thứ thật vô nghĩa. Những điều đang ở trong đầu mình đây sao thật khó nói thành lời, thật khó mà cắt nghĩa. Là cảm giác bất lực hay ngoài tầm với, là cảm giác mình chỉ có thể chờ đợi những điều rồi sẽ đến và chấp nhận sự thật để mà xoay xở mà thôi. Có phải khi ta đối diện với những nỗi bất hạnh nào đó hay chỉ là cái bóng ám ảnh của nó thôi ta mới ngờ ngợ nhận ra mình nên thế nào với đời mình chăng?

Lúc này sao cảm thấy những bài thơ này đến thật đúng lúc.

Thơ Emily Dickinson

Người dịch: Blogger Linh

"Hope" is the thing with feathers

"Hy vọng" là thứ có những chiếc lông

"Hope" is the thing with feathers --
That perches in the soul --
And sings the tune without the words --
And never stops -- at all --

And sweetest -- in the Gale -- is heard --
And sore must be the storm --
That could abash the little Bird
That kept so many warm --

I've heard it in the chillest land --
And on the strangest Sea --
Yet, never, in Extremity,
It asked a crumb -- of Me.

Hy vọng” là thứ có những chiếc lông-
Đậu trên linh hồn-
Và hát lên giai điệu không lời--
Và không ngừng lại—không bao giờ--

Và ngọt ngào nhất—trong cơn Gió Bão
Và chỉ có trận cuồng phong khủng khiếp—
Mới làm luống cuống Chim non
Đã giữ lại bao điều ấm áp—

Tôi nghe tiếng nó ở những nơi lạnh nhất—
Trên Biển Cả hết sức lạ lùng—
Nhưng không bao giờ, dù ở cảnh Tận Cùng,
Nó đòi Tôi dù chỉ là vụn bánh


If I can stop one Heart from breaking

Nếu tôi có thể ngăn một Trái Tim tan vỡ

If I can stop one Heart from breaking
I shall not live in Vain
If I can ease one Life the Aching
Or cool one Pain

Or help one fainting Robin
Unto his Nest again
I shall not live in Vain.

Nếu tôi có thể ngăn một Trái Tim tan vỡ
Tôi sẽ không sống Uổng
Nếu tôi có thể làm dịu Nỗi Đau một Cuộc Đời
Hay làm nhẹ bớt một Vết Thương

Hoặc nếu giúp một con Chim Cổ Đỏ
Vào lại bình yên trong Tổ
Tôi sẽ không sống Uổng

Much Madness is divinest Sense

Rất Điên Khùng là cực kỳ Sáng Suốt

Much Madness is divinest Sense --
To a discerning Eye --
Much Sense -- the starkest Madness --
'Tis the Majority
In this, as All, prevail –

Assent -- and you are sane --
Demur -- you're straightway dangerous --
And handled with a Chain --

Rất Điên Khùng là cực kỳ Sáng Suốt--
Đối với một Con Mắt am tường--
Rất Sáng suốt- là Điên Khùng rõ nhất--
Bởi đó là tất cả những gì Đám Đông
Nhân danh Toàn thể, áp đặt--

Chấp thuận-- và bạn trở thành sáng suốt --
Phản đối-- bạn là kẻ nguy hiểm --
Và họ sẽ lấy Xiềng trói bạn--


There is another sky

Có một bầu trời khác

There is another sky,
Ever serene and fair,
And there is another sunshine,
Though it be darkness there;

Never mind faded forests, Austin ,
Never mind silent fields -
Here is a little forest,
Whose leaf is ever green;

Here is a brighter garden,
Where not a frost has been;
In its unfading flowers
I hear the bright bee hum:
Prithee, my brother,
Into my garden come!

Có một bầu trời khác
Nơi mãi mãi thanh bình, trong sáng,
Có ánh mặt trời khác,
Dù nơi đấy là bóng tối;

Đừng e ngại rừng u tối, anh Austin*,
Đừng e ngại cánh đồng câm lặng—
Nơi đây có cánh rừng nhỏ,
Nơi chiếc lá mãi mãi tươi xanh;

Nơi đây có khu vườn sáng sủa,
Chưa từng vương dù một cơn sương giá;
Trong những bông hoa không bao giờ tàn úa
Em nghe tiếng vo ve của những chú ong:
Ôi, anh trai của em,
Anh đến vườn em nhé!



*Austin: Anh trai của Emily Dickinson.




Thursday, October 2, 2008

Entry for October 02, 2008


Bài này nghe hay và buồn:



Dark eyed Molly


Deep and dark are my true love's eyes,
Blacker still is the winter's turning,
As the sadness of parting proves.
And brighter now is the lantern burning
That lightens my path to love.

No fiddle tune will take the air,
But I will see his swift feet dancing
And the swirl of his dark brown hair,
His smiling face and his dark eyes glancing
As we stepped out Blinkbonny Fair.

And if my waiting prove in vain,
Then I will pack and track ever take me.
The long road will ease my pain.
No jewel of mankind would ever make me
Whisper love's words again.

For in drink I'll seek good company,
My ears will ring with the tavern's laughter,
And I'll hear not his last sweet sigh.
And who's to know in the morning after
How I long for his dear dark eyes
How I long for his dear dark eyes
How I long for his dear dark eyes



Molly mắt huyền


Đen sâu thẳm là đôi mắt người tôi yêu

Hơn cả bóng đêm góc đường mùa đông

Nơi chứng kiến những nỗi buồn chia ly

Và sáng hơn những ngọn đèn lồng đang rực cháy

Soi sáng con đường đưa tôi đến tình yêu


Chẳng có tiếng vĩ cầm nào trong không gian

Sao tôi vẫn thấy dáng anh lướt nhanh trong điệu nhảy

Và mái tóc nâu cuốn theo

Nụ cười anh và ánh mắt anh bỏng cháy

Khi chúng tôi bước ra trong điệu Blinkbonny Fair


Và nếu như sự đợi chờ này vô nghĩa

Tôi sẽ mang nó đi và để đường mòn dẫn lối

Con đường dài sẽ xoa dịu nỗi đau

Và sẽ chẳng có ai giữa biển người

Khiến tôi thầm thì lời yêu lần nữa


Trong hơi men tôi tìm thấy bạn đường

Tai tôi sẽ đầy những tiếng cười nơi quán trọ

Tai tôi sẽ không nghe tiếng anh ngọt ngào lần cuối

Và nào ai biết những sáng mai sau

Tôi nhớ mong đôi mắt người yêu biết mấy

Tôi nhớ mong đôi mắt người yêu biết mấy…

Tuesday, September 23, 2008

Entry for September 23, 2008


Dạo này sao lại nhiều chuyện xảy ra thế, nhức đầu, lang thang đọc bài trên net gặp bài này của anh Ngô Quang Hưng về cuộc đời của một ca sĩ, xúc động quá!


Eva Cassidy – Tiếng Hát Đã Xa

Lần đầu tiên tôi được nghe Eva Cassidy qua một album loại jazz/pop collection tình cờ sục sạo ra được khi đi tìm đĩa của Norah Jones ở Hong Kong. Chị hát "Yesterday" của Paul McCartney với một góc cảm xúc rearrangement rất độc đáo. Tuy vậy, ấn tượng đọng lại sâu sắc nhất không phải cách chị thể hiện Yesterday ( xuất sắc) giọng soprano tuyệt đối quyến , khỏe, cực kỳ truyền cảm! Giọng ca bất kỳ ai, đang làm , nghe qua lần đầu cũng phải dừng lại lắng nghe cho hết ca khúc. Giọng ca làm ta cảm giác không gian xung quanh đặc lại, giao động theo từng tiếng ngân.

Tôi đã liên tưởng đến Aretha Franklin khi nghe Eva Cassidy để rồi đi từ ngạc nhiên đến ngưỡng mộ khi tìm hiểu thêm về gái da trắng tóc vàng đầy tài năng này. (Ngạc nhiên tôi đã không thể tưởng tượng được đây lại không phải một chất giọng nữ da đen.)



Tiểu sử câu chuyện thương tâm của Eva Cassidy đầy rẫy trên Internet. Bạn thể tham khảo
http://www.oaksite.co.uk/bioblue.html
http://evacassidy.org/eva/
để biết thêm chi tiết.
Tôi tóm tắt lại đây vài nét đặc trưng rất Eva Cassidỵ



Eva sinh ngày
2/2/1963, mất ngày 2/11/1996. Chị ghét trường học, áo đầm, lái xe hung hăng; yêu thích vẽ, điêu khắc, chơi guitar hát.

Chị học guitar từ cha, Hugh Cassidy, từ thủa còn rất nhỏ, chơi guitar trong ban nhạc gia đình với cha (bass) anh trai Donny (violin). Chị thiên tài bẩm sinh về hát harmony. Trẻ con nghe nhạc trên radio hát theo đúng giai điệu đã giỏi, Eva thì luôn hát theo một cách tuyệt hảo - bất kể cao thấp kiểu !

Các record companies cả các clubs không chịu làm việc với chị Eva chỉ muốn hát những mình thích, từ chối bị liệt vào một dạng nhạc nhất định. Khi hát demo, chị luôn hát mẫu một bài Blues, một bài Jazz, một bài Pop, một bản dân ca Celtic lạ hoắc nào đó, cả Gospel.

Không chỉ thế, chị luôn arrange lại theo ý mình. Góc nhìn của chị đến nhạc phẩm folk kinh điển "over the rainbow" cực kỳ độc đáo, lẽ rearrangement nổi tiếng nhất của Eva. Khi bị yêu cầu hát một số bài này bài nọ để ra album, chị trả lời: "Just don't have me sing that pop-crap!"

Xin trích một đoạn từ bài báo của Jefferson Morley (ngày 3/8/1998) trên tờ Washinton Post:
"In June she went with Jackie Fletcher to see Odetta, who was performing in Baltimore. ' This is what I want to do,' Eva told her friend, gesturing to the venerable folk singer onstagẹ 'A woman getting older and better, playing her guitar in haunts and clubs and quiet auditoriums, places where people really listen.'"



(Sau khi đọc câu này nghe Cassidy đến xuất thần, tôi đã không kìm được liên tưởng đến Britney Spears, JLo, ... một sự phỉ báng [âm nhạc] oái oăm nào đó.)

Chị không thích kiếm nhiều tiền (đến năm 30 tuổi - 1993 - chị mới tài khoản ngân hàng), giọng ca tuyệt hảo, chị lại thích làm backup vocal, không thích xuất hiện trước đám đông. Ước tuổi thơ của chị được hát backup cho Steve Wonder.

Đầu năm 1996, chị bị đau xương hông. Eva nghĩ hậu quả của việc vẽ tranh tường ba ngày liên tục cho một trường trung họcAnnapolis, nơi chị chuyển đến từ DC. Không ngờ khám nghiệm cho thấy chị bị ung thư xương. Eva không bảo hiểm, các bạn ca/nhạc đã làm vài buổi trình diễn kiếm viện phí cho chị.



Chị nhập viện John Hopkins mùa xuân 1996. Bao nhiêu bạn đến thăm tặng hoa. Không thể gặp hết mọi người, chị nhờ mua một đống giấy bút vẽ đểhành lang bệnh viện. Mọi người ngồi la liệt vẽhành lang. Chị treo tất cả các bức tranh này trong phòng bệnh, xem như đã gặp bạn.



Tháng 9/1996, người ta tổ chức một tribute concert. Eva đã rất yếu, nhưng cũng đến. Không ai mong đợi chị phải trình diễn nặng nhọc , mọi việc đã được sắp xếp thỏa đáng để chị song ca sài với bạn hát Chuck Brown. Nhưng, với một sức mạnh huyền , chị đã chơi guitar hát "What a wonderful world" ( nhiên với rearrangement rất Eva Cassidy) tặng cha mẹ mình. Tôi tìm được recording này - không cần phải nói - rất xúc động! Đây cũng lần cuối cùng Eva biểu diễn trước công chúng. Chị ra đi tháng 11 năm 1996, chỉ mới hơn 33 tuổi, làm ngẩn ngơ tất cả những ai đã từng nghe qua giọng hát một không hai này, nghe lần đầu sau khi chị mất.

Eva Cassidy chỉ released hai CDs, đều do các hãng labels nho nhỏ địa phương xuất bản. Nhờ BBC Radio 2, một trong hai albums này gần đây đã bán được bản thứ một triệu, tin rằng chị đang mỉm cườiđâu đó, vẫn ôm guitar dịu dàng hát.

chị hát nhiều loại nhạc, tôi thích nhất chị hát Blues (At Last, Ain't No Sunshine, ...), sau đo đến Folk (Bridge over trouble water, Over the Rainbow, ...). Các takes của chị cho các nhạc phẩm pop nổi tiếng cũng rất thú vị (Yesterday, Imagine, Time after time, Fields of Gold, ...). Gần đây, ca 19 tuổi Katie Melua người Anh (sinhGeorgia) vừa bán được album thứ một triệu; album này tên "Call off the search", nhạc phẩm khá hay "Faraway Voice" được Katie viết tặng Eva. Katie thể được xem Norah Jones của Anh. cho biết một trong những người chịu ảnh hưởng lớn nhất chính Eva Cassidỵ

18/06/2004
NQH


Sunday, September 14, 2008

Buồn

Buồn, nhớ bài hát Nỗi buồn của Phú Quang, "google" tìm thử thì lại gặp bài viết này, đọc xong rồi cũng vẫn thấy mang mang...

Có nhiều khi tôi rất buồn

Đào Thị Thanh Tuyền


1. Nhiều khi buồn, tôi hay than thở mình không hạnh phúc dù biết rất rõ rằng hạnh phúc không là điều gì to lớn; hạnh phúc do mình tạo nên, hạnh phúc không thể đo đếm, hạnh phúc đôi khi đơn giản như chỉ là đi mưa về, được tắm dưới vòi nước nóng rồi lên giường đắp chăn….

Có nhiều khi tôi buồn, đó là lúc tôi nhìn lên. Bạn bè cùng lứa không quyền cao, chức trọng thì cũng đại gia, gấm vóc, lụa là… Con cái đi học nước ngoài bét nhất cũng là Singapore hay Mã Lai, còn không là Mỹ, Anh hay Canada… mà toàn du học tự túc!

Có nhiều khi buồn, tôi thấy xung quanh mình sao nhiều ngọt nhạt đãi bôi. Người ta nói vậy mà không phải vậy! Lẩn thẩn nghĩ suy triết lý chữ T: Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt….

Có nhiều khi tôi rất buồn …..

2. Ngày xưa tôi gọi bạn là công chúa! Nhà bạn giàu có, bạn là con gái út và duy nhất trong gia đình có ba anh em. Bạn có bà vú. Tám tuổi tôi thấy bạn còn được bế trên tay, ăn còn đút… Nhà bạn có nhiều sách lắm, sách của anh bạn sắp đầy trong các tủ, cuốn nào cuốn nấy bao bìa cẩn thận là nỗi thèm thuồng của tôi. Tôi thường sang nhà bạn chơi, nhòm ngó vào tủ sách rồi năn nỉ bạn lén lấy cho mượn. Với cách đó, tôi đọc cũng gần hết tủ sách của anh bạn. Lớn lên một chút, tôi thấy bạn có nhiều tiền, bạn thích tiểu thuyết Quỳnh Dao, thế là bạn mua không thiếu cuốn nào. Tôi ăn theo, mượn đọc cho bằng hết. Ngoài sách, tôi thèm thuồng nhìn bạn thoải mái tự mua sắm quần áo, dày dép, sách vở , đồ dùng học tập…. Đôi lúc bạn nói tiền nhiều không biết làm gì, hết ba cho rồi đến mẹ cho, rồi hai anh cho…

Lớn lên nữa, tôi và bạn rẽ hai con đường khác nhau. Tôi ra thành phố đi làm, bạn ở lại, cuộc sống êm đềm với lũ học trò nhỏ dễ thương …. Làm cô giáo vài năm bạn mắc bệnh hiểm nghèo, phải phẫu thuật, rồi nghỉ dạy. Đợt ấy tưởng bạn không còn. Vậy mà qua!

Bạn bè lần lượt theo chồng bỏ cuộc chơi, bạn vò võ một mình với mặc cảm của người bệnh tật lại không nghề nghiệp. Ai cũng nghĩ bạn không thể lập gia đình, bạn cũng nghĩ thế! Rồi duyên trời đưa đẩy, bạn nên đôi muộn với một người đàn ông tốt bụng, quảng đại bao dung. Rồi bạn có con trai, không chỉ gia đình bạn mừng mà bạn bè ai cũng vui. Lủi thủi làm ăn, hai vợ chồng bạn cũng xây được nhà, nuôi con lớn.

Một ngày, tôi được tin chồng bạn mất vì một chứng bệnh mãn tính. Nhìn bạn cứng rắn nối nghiệp chồng nuôi con, bạn bè không nói ra nhưng ai cũng mừng cho bạn có đủ bản lĩnh vượt qua một bước ngoặc vô cùng khó khăn. Hạnh phúc là biết chấp nhận. Bạn chấp nhận cuộc đời lẻ loi của mình như chấp nhận tất cả những gì thượng đế ban cho hay lấy đi.

Rồi một ngày tôi được tin bạn bị tai biến ở tuổi chưa đến năm mươi. Đến thăm bạn, tôi không thể hình dung được cô công chúa ngày nào tám tuổi còn được bà vú bồng trên tay. Bạn nằm đó như một nhúm xương, nhìn tôi với đôi mắt đục. Bạn còn quá trẻ mà trời trói chân không cho bạn tiếp tục cuộc hành trình. Bạn nằm đó, ngừng lại nghe tiếng đời xôn xao mỗi ngày ngoài kia và không biết con mình giờ đang đi đến lớp học thêm hay sà vào trò chơi điện tử! Bạn không nói nhiều nhưng đôi mắt bạn đã nói lên tất cả. Hạnh phúc và đau khổ biết định nghĩa như thế nào đây?

3. Em tôi mới mua một chiếc xe máy. Tôi không rành lắm về xe chỉ biết nó không đắt tiền như SH, Dylan nhưng cũng không xoàng như Wave hay Future… Xe đi chưa được hai tuần, một ngày em tôi dựng xe dưới đường để bước vào nhà mở cổng. Một đứa học trò chạy xe đạp trờ tới, vì mãi nhìn tiệm kem bên kia đường cậu đâm sầm vào chiếc xe mới cáu, bể một miếng che ống bô bằng nhựa màu đen. Mặt đứa học trò tái một, mặt em tôi tái mười!

Đứa học trò dựng xe, vòng tay mếu máo,nước mắt giàn dụa:

- Cháu xin lỗi cô , cháu không dám nữa…

Em tôi trừng mắt:

- Dám, dám cái gì, tao làm sao có tiền mua chiếc xe nữa để mày dám…

- Cháu xin lỗi cô , cháu không dám nữa…

- Về nói ba má qua đền chớ không dám gì?

- Cháu xin lỗi cô , cháu không dám nữa…

- Học trường nào? lớp mấy? Học giỏi không?

- Dạ cháu học lớp 6, trường Âu Cơ. Mấy năm trước học giỏi, năm nay chưa biết! Cháu xin lỗi cô, cháu không dám nữa…

- Thôi, học giỏi thì tha. Lần sau không được nhìn tiệm kem nữa nhé!

- Cháu xin lỗi cô, cháu không dám nữa….

4. Có nhiều khi tôi rất buồn, tôi thường trách người này người kia rồi tự trách mình. Hình ảnh bạn tôi nằm trên chiếc vạt giường có khóet cái lỗ và câu nói của đứa học trò: Cháu xin lỗi cô, cháu không dám nữa… Em tôi nói, đời vô thường, một đời ta ba đời nó, đứa học trò đâu có muốn vậy, bắt đền là đền ai?

Liệu tôi có nói được lời xin lỗi cuộc đời, tôi không dám buồn nữa?


Sunday, August 3, 2008

Entry for August 03, 2008

Nói với em

Vũ Quần Phương


Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng ríu rít chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

Bài thơ này đọc lên sao nghe rất buồn, hay chỉ tại vì mình cảm thấy thế. Thỉnh thoảng cái câu "mắt nhắm rồi lại mở ra ngay" hay bật ra trong đầu một cách vô thức, không phải chỉ là khi nghĩ về cha mẹ, cảm giác này là cảm giác gì? không muốn đối diện hay giật mình thức tỉnh để đối diện với thực tế đây?

Saturday, July 19, 2008

Entry for July 19, 2008


Phía tối tâm hồn tôi


Nhạc: Phú Quang - Lời: Phan Đan

Phía tối tâm hồn tôi là lối em không về qua
Phía tối bên thềm mưa là nơi tôi đứng đợi chờ

Phía tối tâm hồn tôi chìm đắm bao con đò xưa
Phía tối bên dòng sông chàng Trương Chi gác nhịp chèo

Trăng vẫn theo chiều lên đầy vơi ngoài khơi
Tôi vẫn như dòng sông triền miên chờ mong

Xin hãy cho đời tôi lời ru dịu êm
Xin hãy cho đời tôi lời ru của em

Bài này nghe lần đầu tiên do Thanh Long bass hát. Sau này nhiều người hát nhưng mình vẫn thích nghe Thanh Long bass
hơn, nhưng mà tìm không ra.



Nghe Ngọc Anh hát
Nghe Quang lý hát

Wednesday, June 4, 2008

Entry for June 04, 2008

Tự nhiên dạo này lại nhớ mấy bài thơ hồi đi học phổ thông xưa xửa xừa xưa

Bài này:


Chiếc lá đầu tiên



Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường

Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Ôi nỗi nhớ có bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi

"Có một nàng Bạch Tuyết, các bạn ơi,
Với lại bảy chú lùn rất quấy"
"Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy"
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

Những chuyện năm nao những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy
Trên trán thầy tóc chớ bạc thêm

Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi

Em đã yêu anh, anh đã xa rời
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên.

HOÀNG NHUẬN CẦM



Nhớ bài này nữa, hồi xưa được chép tặng trong lưu bút, không biết của ai


Ta nhớ mãi


Ban yêu hỡi, sắp đến giờ tạm biệt
Giây phút chia tay lưu luyến vẫn còn đây
Ta nắm tay nhau một khoảnh khắc mênh mông
Tuổi học trò sắp lui vào dĩ vãng

Ta nhớ mãi hoa bằng lăng phớt tím
Như vết mựa in trên trang vở học trò
Ta nhớ mãi những chùm hoa phượng đỏ
Như bao điểm mười cô giáo đã cho

Ta nhớ mãi những chiều hè lá sấu
Xao xác dưới chân gợi xao xuyến êm đềm
ta nhớ mãi những giận hờn nho nhỏ
Những vui buồn sung sướng âu lo

Tuổi học trò bảng đen, bàn ghế
Những trận cười, một thoáng buồn lướt qua
Nét khờ dại in dấu thời gian...
Và tiếng ve đầu mùa lại náo nức râm ran

Thì cứ quên nhau đi để đến ngày gặp lại
Ta sẽ lại nhìn nhau như cái thuở ban đầu
Mảnh trời xanh - chiếc gương thời thơ ấu
Là chúng mình mãi mãi ở trong nhau.


Bài này nữa, cũng được chép tặng:


Thôi chào nhé bạn ơi chào nhé
Bạn thân yêu ta nhớ bạn trong lòng
Cuộc chia ly không bao giờ định sẵn
Hẹn một ngày tái ngộ chờ mong


Và tập tành làm thơ hồi lớp 12:


Tạm biệt nhé mái trường ơi!
Những chỗ ngồi ta chỉ tình cờ ghé lại
Những dấu vết thoáng qua để không thành mãi mãi
Những vui buồn vô cớ nối đuôi nhau

Tạm biệt nhé bạn bè ơi!
Ghế đá, hàng cây, trống trường vẫn đấy
Những ngày nghỉ nắng hanh vàng biết mấy
Thế giới này chỉ có mỗi ta thôi!

Giá như ngày đừng trôi để nắng mưa đứng lại
Tiếng bước chân hành lang còn vọng mãi
Hồi trống trường nửa chừng đang vang dội
Ánh mắt nào bối rối hãy còn nguyên

Ngủ yên nhé những kỷ niệm thần tiên
Chú dế mèn bị bỏ quên trong lớp học
Trong hộc bàn những vui buồn nằm lăn lóc
Phấn màu phấn trắng không biết lạc về đâu?

Chúng mình rồi không biết có quên nhau?
Không biết bao giờ lòng lại quay quắt nhớ?
"Đóng cửa tắt đèn" những trận cười một thuở
Không biết bao giờ ta nhìn lại phía sau...?


Thời học sinh đúng là thời đẹp nhất! Ngày xưa...


Thursday, May 29, 2008

Entry for May 29, 2008

Đang lôi quyển "Thế giới của Sophie" ra đọc lại, lần trước mới đọc được 1/2 thì bị mượn, đến lúc được trả lại thì luxubu nên quên bẵng đi. Lần này mở ngay đoạn về Marx ra đọc trước, gặp nhiều đoạn đối thoại của Sophie và Alberto hay quá, nhiều điều để suy nghĩ cũng như cảm thấy cái điều mình nghĩ được cụ thể hóa, sống động và rõ ràng biết bao nhiêu:


........

"Người ta nói rằng, đến tận giữa những năm 1840, Marx mới trở thành người theo chủ nghĩa Marx, nhưng ngay cả sau đó, đôi khi ông cảm thấy cần phải khẳng định rằng ông không phải là người theo chủ nghĩa Marx"

"Jesus có theo đạo Ki Tô không ạ?"

"Đấy tất nhiên cũng là điều đáng tranh cãi"

...........


..."Trong một thời kỳ, ta có một xã hội giai cấp mới, trong đó những người vô sản chế ngự giai cấp tư sản bằng vũ lực. Marx gọi đây là chế độ chuyên chính vô sản. Nhưng sau một thời ký quá độ, sự chuyên chính của giai cấp vô sản sẽ được thay thế bằng một "xã hội không có giai cấp", trong đó tư liệu sản xuất thuộc sở hữu 'toàn dân" - nghĩa là của chính nhân dân. Chính sách của xã hội này là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Hơn nữa giờ đây lao động thuộc về chính những người lao động và cảm giác bị lạc lõng của thời kỳ tư bản chủ nghĩa chấm dứt"

"Nghe tuyệt thật! Nhưng trong thực tế chuyện gì đã xảy ra? Có cuộc cách mạng nào không ạ?"

"Có và không. Ngày nay các nhà kinh tế học có thể khẳng định rằng Marx đã nhầm tại một số điểm quan trọng, nhất là trong các phân tích của ông về các cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Và ông đã quan tâm chưa đủ tới cự phá hoại môi trường tự nhiên mà ngày nay chúng ta đang chứng kiến những hậu quả nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên..."

"Tuy nhiên gì ạ?"

"Chủ nghĩa marx đã dẫn tới những biến động lớn. Không nghi ngờ gì, chủ nghĩa xã hội đã thành công lớn trong việc đấu tranh chống lại mộ xã hội phi nhân tính. Dù sao thì ở Châu Âu, ta cũng đang sống trong một xã hội công bằng hơn và đoàn kết hơn thời Marx. Đó có phần không nhỏ là nhờ chính Marx và toàn thể phong trào xã hội chủ nghĩa"

"Cái gì đã xảy ra ạ?"

"Sau Marx, phong trào xã hội chủ nghĩa chia thành 2 nhánh chính, phong trào dân chủ xã hội và chủ nghĩa Lenin. Với chủ trương đấu tranh từng bước và hòa bình theo hướng chủ nghĩa xã hội, phong trào dân chủ xã hội là phương cách của Tây Âu. Ta có thể gọi đây là cuộc cách mạng chậm. Chủ nghĩa Lenin giữ nguyên niềm tin của Marx rằng cách mạng là cách duy nhất để đấu tranh với xã hội giai cấp cũ. Nhánh này có ảnh hưởng lớn tại Đông Âu, châu Á và châu Phi. Theo cách của mình, mỗi nhánh đều đấu tranh chống lại điều kiện sống khổ cực và áp bức."

"Nhưng nó không tạo ra một dạng áp bức mới chứ ạ? Ví như tại Nga và Đông Âu?"

"Không nghi ngờ gì về điều đó. Ở đây, lại một lần nữa, ta thấy rằng mọi thứ con người chạm vào đều trở thành một hỗn hợp của thiện và ác. Tuy nhiên không có lý gì quy tội cho Marx vì những yếu tố tiêu cực của 50 hay 100 năm sau khi ông qua đời tại cái gọi là các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng có lẽ ông đã nghĩ quá ít về những người sẽ trở thành nhữn người điều hành của một xã hội cộng sản. Có lẽ sẽ không bao giờ có một "vùng đất hứa". Loài người sẽ luôn tạo ra các vấn đề mới để đấu tranh về nó"

"Chắc chắn vậy"

"Và ta sẽ hạ tấm màn về Marx tại đây, Sophie à"

"Ấy khoan đã! có phải thầy đã nói gì đó về chuyện công bằng chỉ tồn tại giữa những người bình đẳng?"

"Không, Scrooge đã nói vậy."

"Sao thầy biết ông ấy đã nói gì?"

"Ôi dào tôi và em có cùng một ông tác giả. Thực ra chúng ta gắn bó với nhau chặt chẽ hơn là người thường có thể thấy được."

"lại trò châm biếm đáng ghét của thầy!"

"Đúp. Đó là châm biếm đúp, Sophie à."

"Nhưng quay lại công bằng. Thầy bảo là Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản là một dạng xã hội không công bằng. Thầy định nghĩa thế nào về một xã hội công bằng?"

"Một nhà triết học đạo đức tên là John Rawls đã thử làm việc đó bằng ví dụ sau đây: Tưởng tượng rằng em là thành viên của một hội đồng đặc biệt có nhiệm vụ đề ra mọi luật lệ cho một xã hội trong tương lai."

"Em không từ chối vào hội đồng đó đâu."

"Họ phải xem xét đến từng chi tiết nhỏ một, bởi vì ngay khi họ đạt được một sự thống nhất và khi mọi người đều đã ký xác nhận bộ luật, thì họ sẽ lăn ra chết cả."

"Ô!"

"Nhưng họ sẽ lập tức sống lại trong cái xã hội mà họ đã lập pháp. Có điều, họ sẽ không biết mình sẽ có vị trí nào trong xã hội mới."

"À, em hiểu rồi"

"Xã hội đó sẽ là một xã hội công bằng, xã hội của những người bình đẳng."

"Nam và nữ"

"Điều đó thì khỏi phải nói. Chẳng ai trong số họ biết mình tỉnh dậy sẽ là nam hay nữ, vì xác suất là 50-50. Cho nên đối với phụ nữ hay nam giới thì xã hội đó đều hấp dẫn y như nhau."

"Nghe thật hứa hẹn."

"Vậy hãy nói cho tôi nghe, châu Âu của Karl Marx có phải là một xã hội như thế không?"

"hoàn toàn không!"

"Nhưng em có biết ngày nay có xã hội nào như thế không?"

"hừm, đó là một câu hỏi thú vị."

"Em hãy suy nghĩ về vấn đề d91. Còn bây giờ, không còn thêm điều gì về Kral marx nữa."

.........


Đọc quyển này rồi cứ ước gì ngày xưa thay vì học giờ triết mình có nó để đọc có phải hay hơn biết bao nhiêu không? Nghĩ lại thấy phí thời gian đi học quá !

Saturday, May 24, 2008

Từ thế chi ca

Chế Lan Viên

I
Anh không ở lại yêu hoa mãi được
Thiêu xong, anh về các trời khác cũng đầy hoa
Chỉ tiếc không có tình yêu ở đó!

II
Anh thành một nhúm xương tro trong bình
Em đừng khóc
Ngoài vườn hoa cỏ mọc

III
Cho dù Trái Đất không còn anh
Anh vẫn còn nguyên trái đất
Tặng cho mình.

IV
Những kẻ nguyền rủa anh sẽ buồn
Chả còn anh cho họ giết
Dao sẵn rồi, họ không dễ để yên

V
Những bạn bè yêu anh sẽ gặp anh
trong cỏ
trong hạt sương
trong đá
trong những gì
không phải anh
Anh tồn tại mãi
Không bằng tuổi tên
Mà như tro bụi
Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.

Wednesday, May 21, 2008

Đọc thơ Bùi Giáng

Ai đi tu

Trời sầu đất muộn thế ru
Ban đầu em đã đi tu vội vàng
Chân trời oán hận tràn lan
Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
Bây giờ ngó lại người ta
Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.

Sa mạc trường ca

Hãy mang tôi tới giữa đời
Giết tôi chết giữa cõi đời mốc meo
Hãy mang tôi tới nắng chiều
Giết tôi chết giữa một chiều khe mương
Hãy mang tôi tới dặm trường
Giết tôi chết giữa con đường bơ vơ
Hãy mang tôi tới bất ngờ
Giết tôi ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên
Hãy mang tôi tới diện tiền
Giết tôi chết giữa người thuyền quyên kia

Chiều

Em ngó buổi chiều buồn có phải
Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa
Tròng con mắt đã mỏi mòn có phải
Sắc của trời hương của đất lưa thưa

Những nhịp bước bên đường còn dội mãi
Vang về đâu không vọng lại hồi âm
Của réo rắt riêng một lần mãi mãi
Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm

Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm
Em ngó mãi những chiều về trở lại
Mang những gì về trong cõi trăm năm

Tuesday, May 20, 2008

Entry for May 20, 2008

Dzách

(Bùi Giáng)

Nỗi buồn nỗi khổ đời xưa
Nỗi sung sướng đến móc mưa bất ngờ
Đời xưa đất đá đều đờ đẫn điên
Đời này đất đá cằn khô
Điên duỗi dọc, điên ngửa nghiêng
Điên là hạnh phúc thần tiên ở đời
Điên rồi rốt cuộc hỡi ôi
Cũng đành chấm dứt lìa đời hết điên

(1996)

Sunday, May 18, 2008

Entry for May 18, 2008

Mấy ngày nay trên blog xôn xao quá, mình cũng đi dạo lung tung nhưng cảm thấy chẳng muốn nói gì, mọi thứ ở trên đời chẳng phải rất khó phân biệt trắng đen đó sao, biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe, bởi thấy mình chẳng qua là một đứa cũng tầm thường, thông tin cũng thiếu thốn và cũng không muốn phán xét bất kỳ ai.

Không biết mình có nhớ nhầm hay không, một năm nào đó vào ngày nhà báo mình có xem một bộ phim của Mỹ, bộ phim kể về một người đàn ông bắt con tin đòi tiền chuộc, con tin là một bầy trẻ vào thăm bảo tàng. Ông này là nhân viên bảo tàng và vì bị đẩy vào một bước đường cùng nào đó nên mới lựa chọn việc bắt con tin này, ổng cũng thương trẻ con và cũng đáng thương. Trong quá trình thương lượng đòi tiền chuộc giữa kẻ tống tiền và chính phủ, có 2 phe nhà báo cùng đưa tin về sự kiện này theo hai hướng trái ngược nhau (do có những suy nghĩ khác nhau về kẻ tống tiền), một bên thì tạo hình ảnh đáng thương về ông này, một bên thì ngược lại. Cái mà mình nhớ về bộ phim này chính là nó phơi bày sự thật về cách đưa thông tin của giới báo chí, tất cả cũng đều chỉ là một nửa sự thật mà thôi, tất cả đều được xào nấu cắt gọt cho phù hợp với mục đích của nhà báo. Hình như bộ phim ấy có hai kết thúc, một kết thúc là người đàn ông ấy tự buông súng quay trở về và một kết thúc là bị bắn chết. Hai kết thúc, là hai lựa chọn trước một phận người là kết quả của những bài báo và phản ứng của những con người với nhau.

Không biết sao nhưng cảm giác khi xem xong là những suy nghĩ về sự thật ở trên đời này, có bao nhiêu sự thật đến với ta chỉ là một nửa, và có thể mình đã vô tình tin tưởng và hiểu lầm cho bao nhiêu sự việc? Và có bao nhiêu người biết dằn vặt và nghĩ đến những hậu quả sẽ đến khi làm ra những thông tin bị bóp méo như vậy? Ở trên đời này, thấy vậy mà không phải vậy không ít, nếu vô tâm lướt qua có thể chỉ thấy một phần nào đó của sự thật mà thôi.

Lại suy nghĩ về chính trị, về nhà nước, về hiến pháp và pháp luật, về chủ nghĩa xã hội... cuối cùng lại thấy quay về bản chất của con người. Bản chất của con người là tham lam và ích kỷ, là muốn khẳng định cái tôi của mình, là nhân hậu và hướng thiện, là tình yêu và bao dung? giữa những điều đó cái nào thắng thế? Trong một xã hội, động lực đi lên chính là sự cạnh tranh, ai cũng sẽ muốn mình hơn kẻ khác, và chắc chắn sẽ có những cá nhân nổi trội, đó là những người sẽ muốn dẫn đầu đám đông. Nhà nước là để điều hành xã hội, luật pháp là công cụ vậy thì luật pháp sẽ bảo vệ quyền lợi cho một nhóm nhỏ nắm quyền lực hay cho đại đa số dân chúng? Có phải quy luật không khi những người nhân hậu và hướng thiện giàu tình yêu và bao dung thường không thích bon chen, thường cho quá nhiều và nhận rất ít, hiếm khi muốn mình trở thành chính khách? Chủ nghĩa xã hội chắc chỉ tồn tại khi con người đa số đều là người tốt?? Mà con người thì thật dễ bị cám dỗ làm sao! Chẳng muốn nghĩ nữa, chỉ cần biết mình sẽ cố gắng sống tử tế trong từng mối quan hệ, trong từng tình huống mình gặp, trong cuộc đời bé nhỏ tầm thường của mình, sống thành tâm, thành ý và lương tâm không bị cắn rứt không phải đã là quá khó hay sao?

Monday, May 12, 2008

Bình minh mưa


Impression : sunrise - Claude Monet

Hẳn có ai đó nhắc tới bình minh mưa, hay những sáng trời mưa làm mình thèm đọc lại bình minh mưa.

Có nhiều lần trong những chuyến đi mình vẫn hay mang nó theo, để làm gì? để ít nhất yên tâm nếu trong chuyến đi này mình có quá nhiều thời gian cho riêng mình, mình sẽ gặm nhấm nó như gặm nhấm một nỗi niềm nào xa lắc để rồi tự hỏi, giây phút ấy mình đang ở trang nào của cuộc đời, trong một không gian lạ lẫm, cô đơn và ngồi đọc bình minh mưa như để kiếm tìm niềm an ủi trong cảm xúc và những ước ao của một kẻ cô đơn khác, để cảm thấy cuộc đời như những trang sách, không trang nào giống trang nào, và ở trang kế tiếp có thể là những bất ngờ mãi mãi không thể nào đoán trước.

Giờ đây, mình đang chờ đợi. Điều gì ?

Điều mà Kuzmin đã nói: "Chắc là chuyện đó cũng xẩy ra cả với chị. Từ trong cửa sổ toa tàu, chị bất thần trông thấy một cánh rừng bạch dương thưa thớt với một lưới mạng nhện mùa thu ánh lên trong nắng và thế là chị muốn nhẩy ngay ra giữa lúc tàu đang chạy để được ở lại cánh rừng ấy. Nhưng con tàu cứ đi qua. Chị nhoai người ra ngoài cửa sổ và nhìn lại những cánh rừng, những bãi cỏ rộng, những con ngựa, những nẻo đường làng đang vùn vụt chạy về phía sau và chị nghe thấy một tiếng reng reng mơ hồ. Vật gì kêu, chị không biết. Có thể là rừng hay không khí, hay tiếng rít của những giây điện thoại. Mà cũng có thể đó là tiếng reo của những thanh ray khi tàu chạy. Cái đó chỉ ánh lên trong khoảnh khắc nhưng ta nhớ mãi suốt đời."

"Trong đời tôi - tôi vẫn hằng chờ đợi những chuyện đơn giản ấy. Và nếu tôi gặp chúng, ấy là tôi hạnh phúc...."


Thursday, May 1, 2008

Entry for May 01, 2008

Trời mưa ngày ảm đạm...Biết đến bao giờ trời lại sáng????

Mờ xem tường thuật chi tiết các vấn đề liên quan rước đuốc và biểu tình trên blog vàng anh

Monday, April 28, 2008

Entry for April 29, 2008

Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế

Lê Minh Phiếu

Một người rước đuốc Olympic 2008

Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế

Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV

Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp

Bordeaux, ngày 7 tháng 4 năm 2008

Ủy ban Olympic Quốc tế

Château de Vidy

1007 Lausanne

Thụy Sĩ

Attn : Bá tước Jacques Rogge

Chủ tịch

Về việc: Đề nghị phi chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008

Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Tôi xin chứng minh với Ngài bằng những dẫn chứng sau:

1. Trên bản đồ rước đuốc Olympic (Phụ lục 1 kèm theo thư này) và bản đồ rước đuốc Paralympic (Phụ lục 2 kèm theo thư này), quần đảo Hoàng Sa được cố tình thể hiện như một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế.

Trên thế giới có hàng nghìn hòn đảo và chúng chỉ được thể hiện bởi những dấu chấm nhỏ trên những bản đồ có tỷ lệ xích như vậy. Trên hai bản đồ này có nhiều hòn đảo thậm chí không được thể hiện bằng dấu chấm. Vì vậy, không có một lý do phi chính trị nào có thể được tìm thấy để giải thích tại sao chỉ có duy nhất quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỷ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của bản đồ và được phóng to trong hình chữ nhật như vậy.

2. Trong bản đồ vẽ cụ thể hành trình cụ thể của ngọn đuốc Olympic trong lãnh thổ Trung Quốc (Phụ lục 3 đính kèm lá thư này), quần đảo Hoàng Sa cũng được phóng lớn lên một cách không thể biện minh được và chỉ có duy nhất các hòn đảo thuộc quần đảo này trong số tất cả các đảo tồn tại trên toàn thế giới được phóng lớn lên như vậy. Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands ».

Nếu như Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 không muốn chính trị hóa Olympic và Paralympic, không muốn lợi dụng trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 để ám thị với thế giới rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, thì tại sao bản đồ rước đuốc Olympic lại có những thể hiện như vừa nêu trên ?

Theo quy tắc thứ 51 có tựa đề « Quảng cáo, Thể hiện, Tuyên truyền » của Hiến chương Olympic có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2007 (tại địa chỉ http://multimedia.olympic.org/pdf/fr_report_122.pdf), « Không có bất kỳ hình thức thể hiện hay tuyên truyền về chính trị, tôn giáo hay chủng tộc nào được phép trong một nơi, một vị trí (site) hay địa điểm khác của Olympic »

Trong một phát biểu của Ngài trên đài phát thanh France 24, Ngài cũng đã viện dẫn quy tắc trên và cho rằng, bất cứ vận động viên nào lợi dụng Olympic Bắc Kinh để làm diễn đàn chính trị sẽ bị trừng phạt.

Trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett vào ngày 18/5/2007, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng chỉ trích việc chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008.

Như vậy, việc phi chính trị hóa Olympic chẳng những được Hiến chương Olympic ghi nhận, mà cũng được viện dẫn bởi Ngài - người đứng đầu của Ủy ban Olympic Quốc tế, và Ngoại trưởng Trung Quốc.

Thế nhưng, nghĩa vụ phi chính trị hóa Olympic không thể loại trừ Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008. Vì vậy, việc Ban Tổ chức Olympic dùng website của mình để chính trị hóa, để tuyên truyền cho những mục đích chính trị như đã phân tích trên đây là trái với tinh thần thể thao Olympic, trái với tinh thần mà Ngài và Ngoại trưởng Trung Quốc đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là đã vi phạm những quy định của Hiến chương Olympic.

Theo quy định tại quy tắc 2 của Hiến chương Olympic (Nhiệm vụ và vai trò của Ủy ban Olympic Quốc tế) và quy tắc 36. 3 (thành phần của Cơ quan Điều hành của Ban Tổ chức Olympic), Ủy ban Olympic Quốc tế mà người đứng đầu là Ngài phải chịu một phần trách nhiệm liên quan đến việc chính trị hóa trên.

Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

- Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Với thiện chí của mình, tôi tin rằng, việc thực hiện đề nghị trên của tôi là một dấu hiệu rõ ràng về thái độ phi chính trị hóa một cách thực sự của Ủy ban Olympic Quốc tế, của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh và của Chính phủ Trung Quốc. Ngược lại, chừng nào trên Bản đồ Rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 và Bản đồ Rước đuốc Paralympic còn có những dấu hiệu chính trị hóa như đã nêu trên thì chừng đó, những quy tắc của Hiến chương Olympic còn bị vi phạm và tất cả những lời kêu gọi phi chính trị hóa trong tình hình chính trị đầy sóng gió cho Olympic Bắc Kinh như hiện nay sẽ không thể nào đủ sức thuyết phục.

Vì sự minh bạch, tôi xin phép được thông báo với Ngài rằng lá thư này sẽ được sao chép và cùng chuyển cho các cơ quan truyền thông trên thế giới và công bố trước công chúng. Xin Ngài lưu ý rằng không chỉ tôi, mà còn các phương tiện thông tin đại chúng và công chúng đang theo dõi trả lời và phản ứng của Ngài. Tôi cũng xin khẳng định rằng tất cả những gì được viết trong lá thư này là thể hiện quan điểm của riêng cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào của bất cứ quốc gia nào.

Trong khi chờ đợi sự hồi âm và hành động của Ngài, tôi xin gửi đến Ngài những lời chào trân trọng.

Lê Minh Phiếu