Thursday, May 29, 2008

Entry for May 29, 2008

Đang lôi quyển "Thế giới của Sophie" ra đọc lại, lần trước mới đọc được 1/2 thì bị mượn, đến lúc được trả lại thì luxubu nên quên bẵng đi. Lần này mở ngay đoạn về Marx ra đọc trước, gặp nhiều đoạn đối thoại của Sophie và Alberto hay quá, nhiều điều để suy nghĩ cũng như cảm thấy cái điều mình nghĩ được cụ thể hóa, sống động và rõ ràng biết bao nhiêu:


........

"Người ta nói rằng, đến tận giữa những năm 1840, Marx mới trở thành người theo chủ nghĩa Marx, nhưng ngay cả sau đó, đôi khi ông cảm thấy cần phải khẳng định rằng ông không phải là người theo chủ nghĩa Marx"

"Jesus có theo đạo Ki Tô không ạ?"

"Đấy tất nhiên cũng là điều đáng tranh cãi"

...........


..."Trong một thời kỳ, ta có một xã hội giai cấp mới, trong đó những người vô sản chế ngự giai cấp tư sản bằng vũ lực. Marx gọi đây là chế độ chuyên chính vô sản. Nhưng sau một thời ký quá độ, sự chuyên chính của giai cấp vô sản sẽ được thay thế bằng một "xã hội không có giai cấp", trong đó tư liệu sản xuất thuộc sở hữu 'toàn dân" - nghĩa là của chính nhân dân. Chính sách của xã hội này là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Hơn nữa giờ đây lao động thuộc về chính những người lao động và cảm giác bị lạc lõng của thời kỳ tư bản chủ nghĩa chấm dứt"

"Nghe tuyệt thật! Nhưng trong thực tế chuyện gì đã xảy ra? Có cuộc cách mạng nào không ạ?"

"Có và không. Ngày nay các nhà kinh tế học có thể khẳng định rằng Marx đã nhầm tại một số điểm quan trọng, nhất là trong các phân tích của ông về các cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Và ông đã quan tâm chưa đủ tới cự phá hoại môi trường tự nhiên mà ngày nay chúng ta đang chứng kiến những hậu quả nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên..."

"Tuy nhiên gì ạ?"

"Chủ nghĩa marx đã dẫn tới những biến động lớn. Không nghi ngờ gì, chủ nghĩa xã hội đã thành công lớn trong việc đấu tranh chống lại mộ xã hội phi nhân tính. Dù sao thì ở Châu Âu, ta cũng đang sống trong một xã hội công bằng hơn và đoàn kết hơn thời Marx. Đó có phần không nhỏ là nhờ chính Marx và toàn thể phong trào xã hội chủ nghĩa"

"Cái gì đã xảy ra ạ?"

"Sau Marx, phong trào xã hội chủ nghĩa chia thành 2 nhánh chính, phong trào dân chủ xã hội và chủ nghĩa Lenin. Với chủ trương đấu tranh từng bước và hòa bình theo hướng chủ nghĩa xã hội, phong trào dân chủ xã hội là phương cách của Tây Âu. Ta có thể gọi đây là cuộc cách mạng chậm. Chủ nghĩa Lenin giữ nguyên niềm tin của Marx rằng cách mạng là cách duy nhất để đấu tranh với xã hội giai cấp cũ. Nhánh này có ảnh hưởng lớn tại Đông Âu, châu Á và châu Phi. Theo cách của mình, mỗi nhánh đều đấu tranh chống lại điều kiện sống khổ cực và áp bức."

"Nhưng nó không tạo ra một dạng áp bức mới chứ ạ? Ví như tại Nga và Đông Âu?"

"Không nghi ngờ gì về điều đó. Ở đây, lại một lần nữa, ta thấy rằng mọi thứ con người chạm vào đều trở thành một hỗn hợp của thiện và ác. Tuy nhiên không có lý gì quy tội cho Marx vì những yếu tố tiêu cực của 50 hay 100 năm sau khi ông qua đời tại cái gọi là các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng có lẽ ông đã nghĩ quá ít về những người sẽ trở thành nhữn người điều hành của một xã hội cộng sản. Có lẽ sẽ không bao giờ có một "vùng đất hứa". Loài người sẽ luôn tạo ra các vấn đề mới để đấu tranh về nó"

"Chắc chắn vậy"

"Và ta sẽ hạ tấm màn về Marx tại đây, Sophie à"

"Ấy khoan đã! có phải thầy đã nói gì đó về chuyện công bằng chỉ tồn tại giữa những người bình đẳng?"

"Không, Scrooge đã nói vậy."

"Sao thầy biết ông ấy đã nói gì?"

"Ôi dào tôi và em có cùng một ông tác giả. Thực ra chúng ta gắn bó với nhau chặt chẽ hơn là người thường có thể thấy được."

"lại trò châm biếm đáng ghét của thầy!"

"Đúp. Đó là châm biếm đúp, Sophie à."

"Nhưng quay lại công bằng. Thầy bảo là Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản là một dạng xã hội không công bằng. Thầy định nghĩa thế nào về một xã hội công bằng?"

"Một nhà triết học đạo đức tên là John Rawls đã thử làm việc đó bằng ví dụ sau đây: Tưởng tượng rằng em là thành viên của một hội đồng đặc biệt có nhiệm vụ đề ra mọi luật lệ cho một xã hội trong tương lai."

"Em không từ chối vào hội đồng đó đâu."

"Họ phải xem xét đến từng chi tiết nhỏ một, bởi vì ngay khi họ đạt được một sự thống nhất và khi mọi người đều đã ký xác nhận bộ luật, thì họ sẽ lăn ra chết cả."

"Ô!"

"Nhưng họ sẽ lập tức sống lại trong cái xã hội mà họ đã lập pháp. Có điều, họ sẽ không biết mình sẽ có vị trí nào trong xã hội mới."

"À, em hiểu rồi"

"Xã hội đó sẽ là một xã hội công bằng, xã hội của những người bình đẳng."

"Nam và nữ"

"Điều đó thì khỏi phải nói. Chẳng ai trong số họ biết mình tỉnh dậy sẽ là nam hay nữ, vì xác suất là 50-50. Cho nên đối với phụ nữ hay nam giới thì xã hội đó đều hấp dẫn y như nhau."

"Nghe thật hứa hẹn."

"Vậy hãy nói cho tôi nghe, châu Âu của Karl Marx có phải là một xã hội như thế không?"

"hoàn toàn không!"

"Nhưng em có biết ngày nay có xã hội nào như thế không?"

"hừm, đó là một câu hỏi thú vị."

"Em hãy suy nghĩ về vấn đề d91. Còn bây giờ, không còn thêm điều gì về Kral marx nữa."

.........


Đọc quyển này rồi cứ ước gì ngày xưa thay vì học giờ triết mình có nó để đọc có phải hay hơn biết bao nhiêu không? Nghĩ lại thấy phí thời gian đi học quá !

Saturday, May 24, 2008

Từ thế chi ca

Chế Lan Viên

I
Anh không ở lại yêu hoa mãi được
Thiêu xong, anh về các trời khác cũng đầy hoa
Chỉ tiếc không có tình yêu ở đó!

II
Anh thành một nhúm xương tro trong bình
Em đừng khóc
Ngoài vườn hoa cỏ mọc

III
Cho dù Trái Đất không còn anh
Anh vẫn còn nguyên trái đất
Tặng cho mình.

IV
Những kẻ nguyền rủa anh sẽ buồn
Chả còn anh cho họ giết
Dao sẵn rồi, họ không dễ để yên

V
Những bạn bè yêu anh sẽ gặp anh
trong cỏ
trong hạt sương
trong đá
trong những gì
không phải anh
Anh tồn tại mãi
Không bằng tuổi tên
Mà như tro bụi
Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.

Wednesday, May 21, 2008

Đọc thơ Bùi Giáng

Ai đi tu

Trời sầu đất muộn thế ru
Ban đầu em đã đi tu vội vàng
Chân trời oán hận tràn lan
Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
Bây giờ ngó lại người ta
Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.

Sa mạc trường ca

Hãy mang tôi tới giữa đời
Giết tôi chết giữa cõi đời mốc meo
Hãy mang tôi tới nắng chiều
Giết tôi chết giữa một chiều khe mương
Hãy mang tôi tới dặm trường
Giết tôi chết giữa con đường bơ vơ
Hãy mang tôi tới bất ngờ
Giết tôi ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên
Hãy mang tôi tới diện tiền
Giết tôi chết giữa người thuyền quyên kia

Chiều

Em ngó buổi chiều buồn có phải
Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa
Tròng con mắt đã mỏi mòn có phải
Sắc của trời hương của đất lưa thưa

Những nhịp bước bên đường còn dội mãi
Vang về đâu không vọng lại hồi âm
Của réo rắt riêng một lần mãi mãi
Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm

Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm
Em ngó mãi những chiều về trở lại
Mang những gì về trong cõi trăm năm

Tuesday, May 20, 2008

Entry for May 20, 2008

Dzách

(Bùi Giáng)

Nỗi buồn nỗi khổ đời xưa
Nỗi sung sướng đến móc mưa bất ngờ
Đời xưa đất đá đều đờ đẫn điên
Đời này đất đá cằn khô
Điên duỗi dọc, điên ngửa nghiêng
Điên là hạnh phúc thần tiên ở đời
Điên rồi rốt cuộc hỡi ôi
Cũng đành chấm dứt lìa đời hết điên

(1996)

Sunday, May 18, 2008

Entry for May 18, 2008

Mấy ngày nay trên blog xôn xao quá, mình cũng đi dạo lung tung nhưng cảm thấy chẳng muốn nói gì, mọi thứ ở trên đời chẳng phải rất khó phân biệt trắng đen đó sao, biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe, bởi thấy mình chẳng qua là một đứa cũng tầm thường, thông tin cũng thiếu thốn và cũng không muốn phán xét bất kỳ ai.

Không biết mình có nhớ nhầm hay không, một năm nào đó vào ngày nhà báo mình có xem một bộ phim của Mỹ, bộ phim kể về một người đàn ông bắt con tin đòi tiền chuộc, con tin là một bầy trẻ vào thăm bảo tàng. Ông này là nhân viên bảo tàng và vì bị đẩy vào một bước đường cùng nào đó nên mới lựa chọn việc bắt con tin này, ổng cũng thương trẻ con và cũng đáng thương. Trong quá trình thương lượng đòi tiền chuộc giữa kẻ tống tiền và chính phủ, có 2 phe nhà báo cùng đưa tin về sự kiện này theo hai hướng trái ngược nhau (do có những suy nghĩ khác nhau về kẻ tống tiền), một bên thì tạo hình ảnh đáng thương về ông này, một bên thì ngược lại. Cái mà mình nhớ về bộ phim này chính là nó phơi bày sự thật về cách đưa thông tin của giới báo chí, tất cả cũng đều chỉ là một nửa sự thật mà thôi, tất cả đều được xào nấu cắt gọt cho phù hợp với mục đích của nhà báo. Hình như bộ phim ấy có hai kết thúc, một kết thúc là người đàn ông ấy tự buông súng quay trở về và một kết thúc là bị bắn chết. Hai kết thúc, là hai lựa chọn trước một phận người là kết quả của những bài báo và phản ứng của những con người với nhau.

Không biết sao nhưng cảm giác khi xem xong là những suy nghĩ về sự thật ở trên đời này, có bao nhiêu sự thật đến với ta chỉ là một nửa, và có thể mình đã vô tình tin tưởng và hiểu lầm cho bao nhiêu sự việc? Và có bao nhiêu người biết dằn vặt và nghĩ đến những hậu quả sẽ đến khi làm ra những thông tin bị bóp méo như vậy? Ở trên đời này, thấy vậy mà không phải vậy không ít, nếu vô tâm lướt qua có thể chỉ thấy một phần nào đó của sự thật mà thôi.

Lại suy nghĩ về chính trị, về nhà nước, về hiến pháp và pháp luật, về chủ nghĩa xã hội... cuối cùng lại thấy quay về bản chất của con người. Bản chất của con người là tham lam và ích kỷ, là muốn khẳng định cái tôi của mình, là nhân hậu và hướng thiện, là tình yêu và bao dung? giữa những điều đó cái nào thắng thế? Trong một xã hội, động lực đi lên chính là sự cạnh tranh, ai cũng sẽ muốn mình hơn kẻ khác, và chắc chắn sẽ có những cá nhân nổi trội, đó là những người sẽ muốn dẫn đầu đám đông. Nhà nước là để điều hành xã hội, luật pháp là công cụ vậy thì luật pháp sẽ bảo vệ quyền lợi cho một nhóm nhỏ nắm quyền lực hay cho đại đa số dân chúng? Có phải quy luật không khi những người nhân hậu và hướng thiện giàu tình yêu và bao dung thường không thích bon chen, thường cho quá nhiều và nhận rất ít, hiếm khi muốn mình trở thành chính khách? Chủ nghĩa xã hội chắc chỉ tồn tại khi con người đa số đều là người tốt?? Mà con người thì thật dễ bị cám dỗ làm sao! Chẳng muốn nghĩ nữa, chỉ cần biết mình sẽ cố gắng sống tử tế trong từng mối quan hệ, trong từng tình huống mình gặp, trong cuộc đời bé nhỏ tầm thường của mình, sống thành tâm, thành ý và lương tâm không bị cắn rứt không phải đã là quá khó hay sao?

Monday, May 12, 2008

Bình minh mưa


Impression : sunrise - Claude Monet

Hẳn có ai đó nhắc tới bình minh mưa, hay những sáng trời mưa làm mình thèm đọc lại bình minh mưa.

Có nhiều lần trong những chuyến đi mình vẫn hay mang nó theo, để làm gì? để ít nhất yên tâm nếu trong chuyến đi này mình có quá nhiều thời gian cho riêng mình, mình sẽ gặm nhấm nó như gặm nhấm một nỗi niềm nào xa lắc để rồi tự hỏi, giây phút ấy mình đang ở trang nào của cuộc đời, trong một không gian lạ lẫm, cô đơn và ngồi đọc bình minh mưa như để kiếm tìm niềm an ủi trong cảm xúc và những ước ao của một kẻ cô đơn khác, để cảm thấy cuộc đời như những trang sách, không trang nào giống trang nào, và ở trang kế tiếp có thể là những bất ngờ mãi mãi không thể nào đoán trước.

Giờ đây, mình đang chờ đợi. Điều gì ?

Điều mà Kuzmin đã nói: "Chắc là chuyện đó cũng xẩy ra cả với chị. Từ trong cửa sổ toa tàu, chị bất thần trông thấy một cánh rừng bạch dương thưa thớt với một lưới mạng nhện mùa thu ánh lên trong nắng và thế là chị muốn nhẩy ngay ra giữa lúc tàu đang chạy để được ở lại cánh rừng ấy. Nhưng con tàu cứ đi qua. Chị nhoai người ra ngoài cửa sổ và nhìn lại những cánh rừng, những bãi cỏ rộng, những con ngựa, những nẻo đường làng đang vùn vụt chạy về phía sau và chị nghe thấy một tiếng reng reng mơ hồ. Vật gì kêu, chị không biết. Có thể là rừng hay không khí, hay tiếng rít của những giây điện thoại. Mà cũng có thể đó là tiếng reo của những thanh ray khi tàu chạy. Cái đó chỉ ánh lên trong khoảnh khắc nhưng ta nhớ mãi suốt đời."

"Trong đời tôi - tôi vẫn hằng chờ đợi những chuyện đơn giản ấy. Và nếu tôi gặp chúng, ấy là tôi hạnh phúc...."


Thursday, May 1, 2008

Entry for May 01, 2008

Trời mưa ngày ảm đạm...Biết đến bao giờ trời lại sáng????

Mờ xem tường thuật chi tiết các vấn đề liên quan rước đuốc và biểu tình trên blog vàng anh