Thursday, May 29, 2008

Entry for May 29, 2008

Đang lôi quyển "Thế giới của Sophie" ra đọc lại, lần trước mới đọc được 1/2 thì bị mượn, đến lúc được trả lại thì luxubu nên quên bẵng đi. Lần này mở ngay đoạn về Marx ra đọc trước, gặp nhiều đoạn đối thoại của Sophie và Alberto hay quá, nhiều điều để suy nghĩ cũng như cảm thấy cái điều mình nghĩ được cụ thể hóa, sống động và rõ ràng biết bao nhiêu:


........

"Người ta nói rằng, đến tận giữa những năm 1840, Marx mới trở thành người theo chủ nghĩa Marx, nhưng ngay cả sau đó, đôi khi ông cảm thấy cần phải khẳng định rằng ông không phải là người theo chủ nghĩa Marx"

"Jesus có theo đạo Ki Tô không ạ?"

"Đấy tất nhiên cũng là điều đáng tranh cãi"

...........


..."Trong một thời kỳ, ta có một xã hội giai cấp mới, trong đó những người vô sản chế ngự giai cấp tư sản bằng vũ lực. Marx gọi đây là chế độ chuyên chính vô sản. Nhưng sau một thời ký quá độ, sự chuyên chính của giai cấp vô sản sẽ được thay thế bằng một "xã hội không có giai cấp", trong đó tư liệu sản xuất thuộc sở hữu 'toàn dân" - nghĩa là của chính nhân dân. Chính sách của xã hội này là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Hơn nữa giờ đây lao động thuộc về chính những người lao động và cảm giác bị lạc lõng của thời kỳ tư bản chủ nghĩa chấm dứt"

"Nghe tuyệt thật! Nhưng trong thực tế chuyện gì đã xảy ra? Có cuộc cách mạng nào không ạ?"

"Có và không. Ngày nay các nhà kinh tế học có thể khẳng định rằng Marx đã nhầm tại một số điểm quan trọng, nhất là trong các phân tích của ông về các cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Và ông đã quan tâm chưa đủ tới cự phá hoại môi trường tự nhiên mà ngày nay chúng ta đang chứng kiến những hậu quả nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên..."

"Tuy nhiên gì ạ?"

"Chủ nghĩa marx đã dẫn tới những biến động lớn. Không nghi ngờ gì, chủ nghĩa xã hội đã thành công lớn trong việc đấu tranh chống lại mộ xã hội phi nhân tính. Dù sao thì ở Châu Âu, ta cũng đang sống trong một xã hội công bằng hơn và đoàn kết hơn thời Marx. Đó có phần không nhỏ là nhờ chính Marx và toàn thể phong trào xã hội chủ nghĩa"

"Cái gì đã xảy ra ạ?"

"Sau Marx, phong trào xã hội chủ nghĩa chia thành 2 nhánh chính, phong trào dân chủ xã hội và chủ nghĩa Lenin. Với chủ trương đấu tranh từng bước và hòa bình theo hướng chủ nghĩa xã hội, phong trào dân chủ xã hội là phương cách của Tây Âu. Ta có thể gọi đây là cuộc cách mạng chậm. Chủ nghĩa Lenin giữ nguyên niềm tin của Marx rằng cách mạng là cách duy nhất để đấu tranh với xã hội giai cấp cũ. Nhánh này có ảnh hưởng lớn tại Đông Âu, châu Á và châu Phi. Theo cách của mình, mỗi nhánh đều đấu tranh chống lại điều kiện sống khổ cực và áp bức."

"Nhưng nó không tạo ra một dạng áp bức mới chứ ạ? Ví như tại Nga và Đông Âu?"

"Không nghi ngờ gì về điều đó. Ở đây, lại một lần nữa, ta thấy rằng mọi thứ con người chạm vào đều trở thành một hỗn hợp của thiện và ác. Tuy nhiên không có lý gì quy tội cho Marx vì những yếu tố tiêu cực của 50 hay 100 năm sau khi ông qua đời tại cái gọi là các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng có lẽ ông đã nghĩ quá ít về những người sẽ trở thành nhữn người điều hành của một xã hội cộng sản. Có lẽ sẽ không bao giờ có một "vùng đất hứa". Loài người sẽ luôn tạo ra các vấn đề mới để đấu tranh về nó"

"Chắc chắn vậy"

"Và ta sẽ hạ tấm màn về Marx tại đây, Sophie à"

"Ấy khoan đã! có phải thầy đã nói gì đó về chuyện công bằng chỉ tồn tại giữa những người bình đẳng?"

"Không, Scrooge đã nói vậy."

"Sao thầy biết ông ấy đã nói gì?"

"Ôi dào tôi và em có cùng một ông tác giả. Thực ra chúng ta gắn bó với nhau chặt chẽ hơn là người thường có thể thấy được."

"lại trò châm biếm đáng ghét của thầy!"

"Đúp. Đó là châm biếm đúp, Sophie à."

"Nhưng quay lại công bằng. Thầy bảo là Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản là một dạng xã hội không công bằng. Thầy định nghĩa thế nào về một xã hội công bằng?"

"Một nhà triết học đạo đức tên là John Rawls đã thử làm việc đó bằng ví dụ sau đây: Tưởng tượng rằng em là thành viên của một hội đồng đặc biệt có nhiệm vụ đề ra mọi luật lệ cho một xã hội trong tương lai."

"Em không từ chối vào hội đồng đó đâu."

"Họ phải xem xét đến từng chi tiết nhỏ một, bởi vì ngay khi họ đạt được một sự thống nhất và khi mọi người đều đã ký xác nhận bộ luật, thì họ sẽ lăn ra chết cả."

"Ô!"

"Nhưng họ sẽ lập tức sống lại trong cái xã hội mà họ đã lập pháp. Có điều, họ sẽ không biết mình sẽ có vị trí nào trong xã hội mới."

"À, em hiểu rồi"

"Xã hội đó sẽ là một xã hội công bằng, xã hội của những người bình đẳng."

"Nam và nữ"

"Điều đó thì khỏi phải nói. Chẳng ai trong số họ biết mình tỉnh dậy sẽ là nam hay nữ, vì xác suất là 50-50. Cho nên đối với phụ nữ hay nam giới thì xã hội đó đều hấp dẫn y như nhau."

"Nghe thật hứa hẹn."

"Vậy hãy nói cho tôi nghe, châu Âu của Karl Marx có phải là một xã hội như thế không?"

"hoàn toàn không!"

"Nhưng em có biết ngày nay có xã hội nào như thế không?"

"hừm, đó là một câu hỏi thú vị."

"Em hãy suy nghĩ về vấn đề d91. Còn bây giờ, không còn thêm điều gì về Kral marx nữa."

.........


Đọc quyển này rồi cứ ước gì ngày xưa thay vì học giờ triết mình có nó để đọc có phải hay hơn biết bao nhiêu không? Nghĩ lại thấy phí thời gian đi học quá !

No comments: