Sunday, November 2, 2008

Entry for November 02, 2008


Trên Blog Osin viết : “Nếu lệnh đóng cửa trường học và một số công sở được đưa ra sáng 31-10, bé Nguyễn Vân Anh và 2 học sinh Hà Nội khác đã không phải chết tức tưởi trên đường đi học, hàng trăm nghìn người khác đã không phải ngập mình trong lũ và đêm ấy nhiều người dân Hà Nội đã không phải ở trong tình thế không thể về đến nhà mình.”

Không hiểu ai được quyền công bố những lệnh này, mình thử tìm hiểu về quy trình phòng chống lụt bão của VN thì thấy sơ bộ như thế này:

Giới thiệu hệ thống phòng chống lụt bão Việt Nam, một số nét sơ lược về hệ thống

v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

Việt Nam có một thể chế, một cơ cấu về chính trị và xã hội trong vấn đề giảm nhẹ thủy tai. Những cơ cấu này đã được đúc kết qua nhiều thế kỷ khi người dân Việt Nam phát triển tiềm năng nông nghiệp trên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.1

Kể từ trận lũ lịch sử xảy ra vào năm 1971 ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, công việc quản lý các cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống thủy tai trở thành một nhiệm vụ liên tục dưới sự chỉ đạo của Cục Quản Lý Đê điều và Phòng chống Lụt Bão (DDMFC) thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn.

Cục Quản Lý Đê điều và Phòng chống Lụt Bão (DDMFC) cùng phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt Bão Trung ương trách chịu nhiệm ứng phó trong trường hợp khẩn cấp với các sự kiện thiên tai, và Uỷ Ban Quốc Gia về Thập kỷ Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai chịu trách nhiệm chuẩn bị về mặt cộng đồng và liên lạc với các tổ chức Quốc tế.

Theo Pháp lệnh phòng chống lụt bão :

Điều 20

Thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan dự báo lụt, bão; cơ quan ra quyết định, báo động lụt, bão và cơ quan ra quyết định về các biện pháp khẩn cấp chống lụt, bão được quy định như sau:

1. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn dự báo mưa, lũ, báo, áp thấp nhiệt đới và nước biển dâng trong phạm vi cả nước;

2. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương quyết định cảnh báo và biện pháp đối phó với lụt, bão trong phạm vi cả nước;

3. Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết cảnh báo và biện pháp đối phó với lụt, bão trong phạm vi quản lý của mình.

4. Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cảnh báo, báo động và và biện pháo đối phó với lụt, bão trong địa phương; đối với vùng sâu, vùng xa, trong trường hợp cần thiết Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão huyện có thể ra quyết định cảnh báo, báo động lụt, bão tại địa phương và phải báo cáo ngay với Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp trên.

Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã, phường, thị trấn và các ngành ở địa phương tổ chức thực hiện cảnh báo, báo động và quyết định biện pháp đối phó với lụt, bão trong phạm vi quản lý của mình;

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lụt, bão trong tình huống khẩn cấp.

Khi hết lụt, bão cơ quan nào ra quyết định cảnh báo, báo động lụt, bão, ra quyết định về các biện pháp đối phó với lụt, bão thì cơ quan ấy có trách nhiệm thông báo bãi bỏ quyết định của mình.

Ở Hà nội ban chỉ huy phòng chống lụt bão là Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão HN. Nhưng xem ra thì ban chỉ huy phòng chống lụt bão của Hà Nội không thấy thể hiện vai trò gì của mình trong vụ mưa lớn ở Hà Nội vừa qua, theo tin tức của báo chí thì chỉ toàn thấy sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo thành phố. Đi tìm thông tin về chi cục đê điều và phòng chống lụt bão thì thấy tin tức chả hay ho gì và một cái web đang xây dựng chưa xong

“Thu quỹ "đen" của Chi cục Đê điều-Phòng chống lụt bão

(VietNamNet) - UBND TP Hà Nội vừa quyết định tịch thu hơn 670 triệu đồng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội đã lập quỹ trái phép, sung công quỹ.

Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội là một đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Giữa năm 2006, Thanh tra TP Hà Nội đã có đợt thanh, kiểm tra tại đây và ra kết luận 1189/KL-TTTP-(P1) ngày 18/8/2006.

Qua đợt thanh tra, một quỹ trái phép với 670.987.000 đồng do Chi cục này tự lập đã bị phát hiện, sau đó được giữ trong tài khoản tạm giữ của Công an TP Hà Nội từ đó đến nay.

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Quý Đôn vừa ký ban hành Quyết định 2789/QĐ-UBND chính thức tịch thu số tiền lập quỹ trái phép này, sung công quỹ Nhà nước. Công an TP Hà Nội sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước TP và các ngành liên quan tổ chức, chuyển giao số tiền trên cho Kho bạc Nhà nước cùng các giấy tờ, tài liệu liên quan theo đúng quy định về bàn giao, tiếp nhận tài sản Nhà nước.

Được biết, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão HN đồng thời là Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP, có tư cách pháp nhân được mở tài khoản và sử dụng con dấu riêng. Chi cục này chịu trách nhiệm trước UBND TP và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về quản lý nhà nước toàn bộ hệ thống đê điều cùng công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn Hà Nội, đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương).”

Không hiểu ban phòng chống lụt bão này có người thường trực 24/24 và sẵn sàng cập nhật thông tin dự báo của khí tượng thủy văn để lên kế hoạch đề phòng cũng như kịp thời ứng phó với thời tiết không nhỉ? Hay họ còn cho rằng mưa lớn không cần phải đề phòng. Theo thông tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Bộ Tài Nguyên Môi Trường, mưa lớn là một hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm và lượng mưa từ 51-100mm đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Huống chi hệ thống thoát nước của VN vốn đã có thâm niên “chuối cả nải” rồi.

Chán có hệ thống!

No comments: